Cá voi đói sữa nhầm con thuyền là mẹ
Con cá voi lưng gù con nép mình vào đuôi thuyền do nhầm lần con thuyền là mẹ.
Các thủy thủ đoàn và hành khách trên một du thuyền ở ngoài khơi Lahaina, Maui hết sức bất ngờ khi phát hiện con cá voi lảng vảng gần du thuyền của họ.
Jack Boulware - thuyền trưởng du thuyền cho biết khi xem lại video về vị khách không mời, ông nhận thấy con cá voi đang thè lưỡi, mút mạn thuyền.
Dường như nó đang xin sữa.
Cá voi lưng gù cần 380 lít đến 500 lít sữa mỗi ngày trong 8 đến 12 tháng đầu sau khi chào đời. Không rõ điều gì xảy ra với con mẹ khiến con cá voi nhầm lẫn như vậy. Nhưng một ngày trước đó, camera gắn trên một chiếc máy bay không người lái ghi lại cảnh cá voi lưng gù trưởng thành quất đuôi vào một cá voi con.
Những năm gần đây, nhiều cá voi lưng gù con rơi vào cảnh mồ côi sau khi bố mẹ chúng bỏ mạng do đâm vào thuyền và mắc vào lưới đánh cá. Đôi khi, một số con cái bỏ rơi con non khi cảm thấy chúng không thể sống sót.
“Có thể điều gì đó đã xảy ra với con mẹ. Hoặc điều gì đó không ổn mà con mẹ đưa ra quyết định nó sẽ không sống sót và phải bỏ rơi con non”, Ed Lyman - một chuyên gia về cá voi nói.
Năm 2008, một cá voi lưng gù con ở ngoài khơi bờ biển phía đông Australia được phát hiện cố tiếp cận các chiếc du thuyền đi ngang qua nó. "Không còn nghi ngờ gì nữa, con cá voi con dường như nhầm du thuyền là mẹ nó", người phát ngôn của Tổ chức Cứu hộ và Nghiên cứu các bộ Cá voi cho hay vào thời điểm đó.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
