Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra câu nói nổi tiếng về bọ cạp của Indiana Jones và hóa ra nó là chính xác.

"Khi nói đến bọ cạp, con càng lớn thì càng tốt hơn", Indiana Jones nói trong tập phim Vương quốc Sọ người (Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull). Hóa ra, những kiến thức này của Jones là chính xác.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Ireland đã đưa ý tưởng đó vào thử nghiệm, họ phát hiện ra rằng những con bọ cạp nhỏ hơn với chiếc càng nhỏ, lại có nọc độc mạnh hơn loài có kích thước lớn. Theo trường đại học, có hơn một triệu trường hợp người bị bọ cạp đốt mỗi năm và hàng nghìn trường hợp tử vong.

Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại
Bọ cạp càng nhỏ thì nọc độc của chúng càng nguy hiểm và ngược lại.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 36 loài bọ cạp bao gồm: bọ cạp tử thần (Leiurus quinquestriatus), bọ cạp đá (Hadogenes granulatus), bọ cạp vỏ cây (Scorpion Centruroides noxius), bọ cạp vàng Israel (Scorpio maurus).... Họ phát hiện rằng loài nhỏ nhất có nọc độc mạnh gấp 100 lần loài lớn nhất.

Phân tích của họ bao gồm các phép đo về chiều dài trung bình của bọ cạp, cũng như hiệu lực nọc độc của chúng. Kết quả đã xác nhận kiến thức của Jones là chính xác - bọ cạp càng nhỏ, nọc độc của chúng càng nguy hiểm và ngược lại.

Bọ cạp vàng Brazil, thường có chiều dài 5-7,5 cm, có nọc độc mạnh gấp 100 lần so với bọ cạp đá, có thể dài tới 20 cm.

Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại
Bọ cạp vàng Brazil

Tiến sĩ Healy cho biết: “Khi xem xét nọc độc của bọ cạp nguy hiểm nhất, chúng tôi thấy chúng có xu hướng thuộc về các loài như bọ cạp tử thần tương đối nhỏ. Ngược lại, những loài lớn nhất như bọ cạp đá có nọc độc chỉ gây đau nhẹ.”

Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại
Bọ cạp đá

Tuy nhiên, không chỉ kích thước cơ thể - kích thước cặp càng cũng có mối tương quan.

Ví dụ, nghiên cứu phát hiện ra rằng loài bọ cạp đuôi dày Nam Phi có nọc độc mạnh gấp hơn 10 lần so với bọ cạp vàng Israel, mặc dù có cặp càng nhỏ hơn đáng kể.

Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại
Bọ cạp đuôi dày Nam Phi

Alannah Forde, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi không chỉ thấy rằng bọ cạp kích thước càng to thì càng an toàn, chúng tôi còn phát hiện ra rằng những bọ cạp có cặp càng lớn cũng có mức độ nguy hiểm thấp hơn”.

“Trong khi các loài như bọ cạp vàng Israel có thể có kích thước từ nhỏ đến trung bình, chúng chủ yếu dựa vào những chiếc càng lớn thay vì nọc độc tương đối yếu.”

Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại
Bọ cạp vàng Israel

Bọ cạp sử dụng cả nọc độc và càng của chúng để bắt con mồi và tự vệ.

Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện cho thấy có sự đánh đổi về mặt tiến hóa giữa hai loại vũ khí này. Những loài sử dụng nhiều năng lượng hơn cho cặp càng lớn sẽ có ít năng lượng hơn cho nọc độc.

Điều này dẫn đến việc những con bọ cạp to lớn với cặp càng khổng lồ có thể tận dụng kích thước vật lý của chúng và ít phụ thuộc vào nọc độc hơn, và những loài nhỏ hơn với những chiếc càng bé đã phát triển loại nọc độc mạnh hơn.

Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại
Bọ cạp tử thần

Theo một nghiên cứu năm 2008, có hơn 1,2 triệu trường hợp bị bọ cạp đốt mỗi năm, dẫn đến hơn 3.250 trường hợp tử vong.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện của họ sẽ giúp phát triển các phương pháp y tế tốt hơn đối với nọc của bọ cạp.

Tiến sĩ Michel Dugon, tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Là nhà khoa học, công việc của chúng tôi là đưa quan niệm xã hội vào kiểm tra thực tế”.

“Hầu hết các nạn nhân nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng sau khi bị bọ cạp đốt là trẻ em dưới 15 tuổi.”

Việc xác định loài gây ra vết đốt là điều cần thiết để đưa ra phương pháp điều trị chính xác, và một quy tắc đơn giản như ‘càng to lớn càng tốt hơn’ là một bước nhỏ đầu tiên để cứu sống con người.”

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Sở thú đông lạnh" hồi sinh các loài động vật bên bờ vực tuyệt chủng

Khi Kurt Benirschke lần đầu thu thập mẫu da từ các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng năm 1972, ông không có một kế hoạch chắc chắn về việc sẽ phải làm gì với chúng.

Đăng ngày: 27/04/2022
Phân biệt dễ dàng bò biển và lợn biển: Hai sinh vật quý hiếm nhìn khá giống nhau, cực dễ!

Phân biệt dễ dàng bò biển và lợn biển: Hai sinh vật quý hiếm nhìn khá giống nhau, cực dễ!

Một trong hai loài xuất hiện ở cả vùng biển nước ta.

Đăng ngày: 27/04/2022
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 26/04/2022
Linh vật SEA Games 31 là gì: Chuyện thú vị về loài quý hiếm dãy Trường Sơn

Linh vật SEA Games 31 là gì: Chuyện thú vị về loài quý hiếm dãy Trường Sơn

SEA Games 31 mà Việt Nam là chủ nhà sẽ khai mạc ở Thủ đô Hà Nội vào tháng 5/2022 tới đây. Nhiều bạn trẻ thắc mắc linh vật của kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á này là con gì và vì sao?

Đăng ngày: 26/04/2022
Chó Kangal tử chiến nảy lửa với gấu dữ để bảo vệ chủ

Chó Kangal tử chiến nảy lửa với gấu dữ để bảo vệ chủ

Thấy gấu đen lao tới định tấn công nam thanh niên, chú chó Kangal đã dũng cảm lao ra chiến đấu với kẻ lạ mặt để bảo vệ chủ.

Đăng ngày: 25/04/2022
Chuột túi có thân hình vạm vỡ, cơ bắp như lực sĩ gây sốt

Chuột túi có thân hình vạm vỡ, cơ bắp như lực sĩ gây sốt

Chú chuột túi có thân hình vạm vỡ như vận động viên thể hình chuyên nghiệp khiến cư dân mạng choáng váng.

Đăng ngày: 25/04/2022
Chiến cẩu: Niềm tự hào và kết cục bi thương

Chiến cẩu: Niềm tự hào và kết cục bi thương

Chó từng là vũ khí sống đáng sợ, chí ít cũng trong 3 nghìn năm lịch sử.

Đăng ngày: 24/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News