Cá voi mẹ vỗ về đàn con trước khi bị thảm sát

Cá voi hoa tiêu mẹ bơi quanh cọ vào cơ thể từng con non trong đàn suốt cả đêm trước khi bị các ngư dân Nhật Bản giết chết hôm sau.

Các quan sát viên của tổ chức từ thiện Dolphin Project chia sẻ hình ảnh đàn cá voi hoa tiêu trước khi chết dưới tay thợ săn ở một vịnh nhỏ gần Taiji, Nhật Bản. Trong lúc chờ tới số phận của chúng, những con cá voi bơi theo vòng tròn nhỏ. Cá voi mẹ lượn vòng quanh và cọ vào cơ thể các thành viên trong gia đình suốt cả đêm để xoa dịu đàn con.

Cá voi mẹ vỗ về đàn con trước khi bị thảm sát
Đàn cá voi bơi xúm lại gần nhau chờ chết. (Ảnh: Dolphin Project).

Gia đình cá voi bị lùa vào lưới quây hôm 10/9. Ngày hôm sau, thợ lặn bơi vào và chọn 8 con cá voi để nuôi nhốt. Những con còn lại đều bị giết chết, trong đó có cá voi mẹ. Nước bắn tung tóe khi một số con cá voi giãy giụa và xô vào mạn thuyền. Các thợ săn buộc xác của chúng vào mũi thuyền để kéo tới lò mổ.

Mỗi năm từ đầu tháng 9 tới cuối tháng 2, cảng Taiji trở thành bãi săn cá heo của ngư dân. Họ cắm những cây cọc kim loại xuống nước, sau đó dùng búa gõ vào để tạo ra một "bức tường âm thanh" làm loài vật rối loạn và lùa chúng vào vịnh. Lối vào vịnh bị phong tỏa bằng lưới trước khi thợ lặn tiến vào bắt hoặc giết đàn cá.

Trong mùa săn năm nay, ngư dân ở Taiji được cấp hạn mức 1.749 con cá heo, bao gồm 101 con cá voi hoa tiêu vây ngắn. Trên toàn quốc, Cơ quan Ngư nghiệp Nhật Bản cho phép ngư dân săn bắt gần 16.000 động vật biển có vú mỗi năm. Quốc gia này cũng khôi phục hoạt động săn bắt cá voi thương mại từ đầu năm bất chấp chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Câu được

Câu được "cá khủng long", ngư dân suýt nhảy khỏi thuyền

Con cá với cặp mắt to bất thường câu được ở độ sâu 800 m dưới biển khiến ngư dân vô cùng hoảng hốt.

Đăng ngày: 17/09/2019
Bi kịch của cá heo châu Âu: Môi trường sống ô nhiễm, nồng độ thủy ngân cao kỷ lục

Bi kịch của cá heo châu Âu: Môi trường sống ô nhiễm, nồng độ thủy ngân cao kỷ lục

Các mẫu da khám nghiệm của cá heo tại châu Âu có chứa hàm lượng thủy ngân và hóa chất công nghiệp cực kỳ cao.

Đăng ngày: 17/09/2019
Cua ma dùng răng ở bụng để uy hiếp kẻ thù

Cua ma dùng răng ở bụng để uy hiếp kẻ thù

Khi bị đe dọa, cua ma Đại Tây Dương có thể phát ra tiếng gầm gừ bằng răng ở bụng vốn tiến hóa để nghiền nhỏ thức ăn.

Đăng ngày: 12/09/2019
Tôm hùm nửa đỏ nửa đen siêu hiếm

Tôm hùm nửa đỏ nửa đen siêu hiếm

Ngư dân tìm thấy tôm hùm hai màu 50 triệu con mới có một ở ngoài khơi bang Maine hôm 6/9.

Đăng ngày: 11/09/2019
Người đầu tiên chinh phục điểm sâu nhất ở mọi đại dương

Người đầu tiên chinh phục điểm sâu nhất ở mọi đại dương

Nhà thám hiểm người Mỹ Victor Vescovo lặn xuống đáy rãnh Molly sâu 5,5 km ở Bắc Băng Dương bằng tàu ngầm trong chuyến đi gần nhất.

Đăng ngày: 11/09/2019
Điều gì xảy ra nếu cá mập biến mất?

Điều gì xảy ra nếu cá mập biến mất?

Sự biến mất của loài săn mồi đầu bảng như cá mập sẽ gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, khiến nhiều động vật khác chết theo.

Đăng ngày: 10/09/2019
Khám phá loại san hô chỉ có ở quần đảo Trường Sa

Khám phá loại san hô chỉ có ở quần đảo Trường Sa

San hô trúc có diện tích phân bố hẹp. Ở Việt Nam, san hô trúc mới chỉ thấy có ở quần đảo Trường Sa.

Đăng ngày: 09/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News