Cá voi sát thủ đập đầu vào bể sau 10 năm cô độc

Cá voi sát thủ cái 44 tuổi có hành vi tự làm hại sau thời gian dài sống một mình vì các con và đồng loại trong bể đều chết.

Nhà hoạt động chống nuôi nhốt Phil Demers ghi lại cảnh tượng cá voi sát thủ Kiska tự đập đầu vào thành bể trong công viên nước MarineLand, thành phố Niagara Falls, bang Ontario, Canada, hôm 4/9. "Đây là hành vi nguy hiểm và tự gây hại cho bản thân. Kiska đang rất khổ sở", Demers nhận định.

Nhóm Dự án Bảo tồn Cá voi (WSP) đặt biệt danh cho Kiska, cá voi sát thủ cái 44 tuổi, là "cá voi cô đơn nhất thế giới". Con vật chào đời ở vùng biển ngoài khơi Iceland và được nuôi nhốt từ năm 1979. Nó sống một mình từ năm 2011, sau khi các đồng loại khác chết, kể cả 5 con non của mình.

"Suốt hơn 40 năm, Kiska đã chịu đựng sự mất mát về tự do, con cái và toàn bộ bạn bè trong bể. Trong 10 năm qua, nó hoàn toàn bị cách ly khỏi đồng loại. Đây là những gì sự cô độc và việc nuôi nhốt gây ra cho nó", Tổ chức Giải cứu Cá voi sát thủ nhận xét.

Rob Lott, thành viên tại tổ chức Bảo tồn Cá voi và Cá heo (WDC), cũng cho rằng hành vi của Kiska là hậu quả của việc nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo suốt 4 thập kỷ. "Đáng buồn là đây không phải trường hợp duy nhất. Hành vi tự gây tổn thương và lặp đi lặp lại của Kiska cũng từng xuất hiện ở những con cá voi sát thủ nuôi nhốt khác. Nhiều năm sống buồn chán trong những bể nước trống trải, có ít hoặc không có sự kích thích, sẽ có kết quả như thế này," ông nói.

"Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sinh lý của cá voi sát thủ nuôi nhốt, khiến chúng sinh bệnh, thậm chí đôi khi còn mất mạng. Kiska đã không sống cùng đồng loại từ năm 2011 và thiếu mọi thứ mang tính xã hội mà nó đáng lẽ phải trải nghiệm ngoài tự nhiên", Lott bổ sung.

Cá voi sát thủ đập đầu vào bể sau 10 năm cô độc
 Hành vi của Kiska là hậu quả của việc nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo suốt 4 thập kỷ.

Cá voi sát thủ (Orcinus orca) là loài ăn thịt phân bố rộng rãi ở các đại dương trên thế giới, con trưởng thành có thể nặng đến 6 tấn, dài 7-10 m. Ngoài tự nhiên, chúng sống và đi săn theo đàn. Cá voi sát thủ cái sinh sản từ 3 đến 10 năm một lần, thời gian mang thai là 17 tháng. Chúng chỉ sinh một con mỗi lứa và có thể cho con ăn trong 2 năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc với chú vịt có thể nói tiếng người đầu tiên trên thế giới

Kinh ngạc với chú vịt có thể nói tiếng người đầu tiên trên thế giới

Việc một số loài động vật như vẹt, chó, mèo... có thể bắt chước tiếng người qua luyện tập đã không còn hiếm gặp.

Đăng ngày: 11/09/2021
Chim học lỏm tiếng trẻ con, gào khóc inh ỏi vườn thú

Chim học lỏm tiếng trẻ con, gào khóc inh ỏi vườn thú

Con chim lia mang tên Echo trong vườn thú Taronga tại Sydney có thể bắt chước nhiều loại âm thanh khác nhau, từ còi ô tô, tiếng máy khoan cho tới tiếng trẻ khóc.

Đăng ngày: 11/09/2021
Phát hiện loài sứa nước ngọt hiếm thấy ở Trung Quốc

Phát hiện loài sứa nước ngọt hiếm thấy ở Trung Quốc

Một loài sứa nước ngọt hiếm thấy, có kích thước chỉ bằng một đồng xu, vừa được tìm thấy ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc.

Đăng ngày: 10/09/2021
Động vật

Động vật "thay đổi hình dạng" để ứng phó với biến đổi khí hậu

Một nghiên cứu mới cho thấy hình dạng cơ thể của một số loài động vật máu nóng đang trải qua sự thay đổi.

Đăng ngày: 10/09/2021
Giải mã hành động vẫy đuôi của loài sói

Giải mã hành động vẫy đuôi của loài sói

Những người nuôi chó đã quen với việc về nhà với những chú chó đáng yêu vẫy đuôi vui mừng.

Đăng ngày: 10/09/2021
Phát hiện ra loài vẹt mào có khả năng chế tác và sử dụng một bộ công cụ làm từ gỗ

Phát hiện ra loài vẹt mào có khả năng chế tác và sử dụng một bộ công cụ làm từ gỗ

Vẹt Goffin đã chính thức thông minh ngang hàng với linh trưởng trong mảng chế tác công cụ.

Đăng ngày: 09/09/2021
Cần thủ Mỹ bối rối khi câu được con cá có răng nanh lởm chởm

Cần thủ Mỹ bối rối khi câu được con cá có răng nanh lởm chởm

Người đàn ông bị bất ngờ, bối rối khi câu được một con cá có răng nanh bất thường ở hồ Massachusetts, Mỹ.

Đăng ngày: 09/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News