Cá voi sát thủ mẹ húc văng cá heo lên không trung

Trong chuyến săn kéo dài 30 phút nhằm dạy con non cách săn mồi, cá voi sát thủ mẹ nhiều lần hất tung cá heo lên khỏi mặt nước.


Đàn cá voi sát thủ tương tác với cá heo. (Video: Domenic Biagini).

Nhà làm phim về động vật hoang dã Domenic Biagini ghi lại cảnh tượng hiếm gặp trong chuyến quan sát cá voi ở ngoài khơi San Diego, California, Mỹ, NBC News hôm 22/12 đưa tin. Trong video, cá voi sát thủ dạy con non săn mồi bằng cách dùng đầu húc cá heo, khiến cá heo văng lên không trung vài lần.

"Bầy cá voi sát thủ đã tóm được cá heo, nhưng lại buông ra sau khi con vật đã chịu khuất phục và không còn nhanh nhẹn nữa. Chúng đưa cá voi sát thủ con tới để nó thử cố gắng tự bắt cá heo", Biagini giải thích. Ông cho biết, chuyến săn kéo dài khoảng 30 phút, lâu hơn nhiều so với cuộc đi săn thông thường của cá voi sát thủ vì lần này chúng đang dạy con non.

Là một trong những động vật săn mồi đứng đầu đại dương, cá voi sát thủ kết hợp kích thước lớn và tốc độ nhanh của chúng vào các chiến lược săn mồi, theo nhà sinh vật biển Alisa Schulman-Janiger, đồng sáng lập Dự án Cá voi sát thủ California. Chúng thường làm chậm con mồi để biểu diễn cách săn cho con non.

"Cá voi sát thủ có thể dễ dàng di chuyển với tốc độ 40km/h, đâm vào cá heo mạnh đến mức khiến cá heo bị hất tung lên khỏi mặt nước", Schulman-Janiger nói. Bà cho biết thêm, cá voi sát thủ con trong video còn quá nhỏ nên khoảng da nhỏ ở vùng mắt vẫn màu vàng thay vì trắng. Màu sắc sẽ nhạt dần khi nó trưởng thành hơn.

Cá voi sát thủ mẹ húc văng cá heo lên không trung
Cá voi sát thủ thường làm chậm con mồi để biểu diễn cách săn cho con non.

Những con vật xuất hiện trong thước phim của Biagini là cá voi sát thủ Thái Bình Dương nhiệt đới phương đông, thường sống ở các vùng biển Mexico và Trung Mỹ, theo Schulman-Janiger. Hiếm khi người ta bắt gặp chúng ở vùng nước tương đối lặng và ấm áp của Nam California. Schulman-Janiger cho rằng số lượng lớn cá heo trong khu vực này có thể ít quen với việc bị cá voi sát thủ săn lùng.

"Chúng tôi cố gắng giải thích cho các hành khách rằng những gì cá voi làm với cá heo đôi khi có thể khá đáng sợ, nhưng như vậy là bình thường và lành mạnh. Điều đó nghĩa là hệ sinh thái của chúng ta vẫn đang vận hành theo đúng bản chất tự nhiên", Biagini nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài độc lạ ở Đông Nam Á thành loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”

Loài độc lạ ở Đông Nam Á thành loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”

Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vừa tuyên bố sinh vật bí ẩn ở Indonesia trở thành loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng do con người.

Đăng ngày: 25/12/2023
Ba “buồng địa ngục” vừa hợp nhất bên dưới Thái Bình Dương

Ba “buồng địa ngục” vừa hợp nhất bên dưới Thái Bình Dương

Ba " buồng địa ngục" khổng lồ đã hợp nhất với nhau, đóng vai trò kích thích tố hoặc hậu quả của sự kiện kinh hoàng ở Nam Thái Bình Dương năm 2022.

Đăng ngày: 25/12/2023
Khám phá cấu trúc cơ thể độc đáo của sao biển

Khám phá cấu trúc cơ thể độc đáo của sao biển

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được đầu của loài sao biển.

Đăng ngày: 24/12/2023
Sóng biển ngày càng dữ dội khi Trái đất ấm lên

Sóng biển ngày càng dữ dội khi Trái đất ấm lên

Dữ liệu địa chấn cho thấy sóng đại dương ngày càng dữ dội hơn trong những thập kỷ gần đây, khiến các vùng biển ngày càng nhiều bão và sóng biển dâng cao hơn.

Đăng ngày: 21/12/2023
Phát hiện dãy núi ẩn dưới dòng hải lưu mạnh nhất hành tinh

Phát hiện dãy núi ẩn dưới dòng hải lưu mạnh nhất hành tinh

Dãy núi ngầm nằm ở độ sâu khoảng 4.000m, hình thành dưới hải lưu vòng Nam Cực, dòng hải lưu ảnh hưởng đến tình trạng nước biển dâng.

Đăng ngày: 19/12/2023
Vùng biển gần tam giác quỷ Bermuda biến đổi

Vùng biển gần tam giác quỷ Bermuda biến đổi "không thể nhận ra"

Chỉ trong 40 năm, vùng biển Đại Tây Dương quanh Bermuda thay đổi gần như không thể nhận ra được.

Đăng ngày: 17/12/2023
Phát hiện cá heo đầu tiên có

Phát hiện cá heo đầu tiên có "ngón tay cái"

Các nhà khoa học đã phát hiện cá heo đầu tiên có 'ngón tay cái', điều hoàn toàn bất ngờ và có thể đến từ tình trạng giao phối cận huyết ở cá heo cha mẹ.

Đăng ngày: 16/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News