Cá voi sát thủ xé xác, moi gan cá mập trắng
Một con cá voi sát thủ xé xác cá mập trắng và ăn lá gan của nó không lâu sau khi cá mập ăn thịt cá heo.
Các nhà khoa học kết luận sau khi khám nghiệm xác cá mập trắng mắc cạn ở tỉnh Đông Cape, Nam Phi. Kevin Cole ở Bảo tàng Đông London cộng tác với Alison Towner ở Đại học Rhodes, tiến hành khám nghiệm.
Xác cá mập trắng mất lá gan dạt vào bãi biển. (Ảnh: Kevin Cole).
Theo Towner, cư dân địa phương George Cotterell bắt gặp con cá mập trắng đực trưởng thành ở cửa sông Nyara hôm 28/5. Kết quả kiểm tra hé lộ phát hiện quan trọng. Lá gan của cá mập đã biến mất, chỉ còn lại mẩu mô nhỏ, chứng tỏ thủ phạm là cá voi sát thủ. Cá voi sát thủ rất thích ăn gan cá mập trắng. Ba nghiên cứu ghi nhận cá voi sát thủ nhắm vào cá mập trắng để moi gan ở Tây Cape. Hành vi này chưa từng được quan sát ở Đông Cape trước đây, đánh dấu một quan sát mới quan trọng.
Dạ dày của con cá mập cũng chứa xác cá heo dài một mét, bị xẻ thành 4 mảnh. Các nhà khoa học xác nhận cá heo bị nuốt không lâu trước khi cá voi sát thủ tấn công cá mập. Tim của con cá mập trắng vẫn nguyên vẹn và các dấu hiệu sinh sản cho thấy nó là con đực trưởng thành. Vết răng cá voi sát thủ cũng được tìm thấy trên bề mặt đầu cá mập. Nhóm nghiên cứu thu thập mô cơ và những mẫu vật khác để nghiên cứu di truyền và chế độ ăn của cá mập trắng. Toàn bộ xác cá mập được chôn tại một khu vực hẻo lánh sau khi khám nghiệm. Buổi khám nghiệm do Cole tiến hành cùng với đội tình nguyện viên ghi hình quá trình dưới sự giám sát từ xa của Towner.
Đây là xác cá mập trắng thứ 14 bị cá voi sát thủ giết chết và mẫu vật thứ 76 thuộc bộ cá nhám trở thành mồi săn của loài này ở Nam Phi từ năm 2015. Các nhà khoa học chưa quan sát cá voi sát thủ giết cá mập trắng ở bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Hành vi đó dường như chỉ có ở quần thể cá voi sát thủ tại Nam Phi. Trên thực tế, hai con cá voi sát thủ tên Port và Starboard được cho là chịu trách nhiệm gây ra những vụ tấn công ngoài khơi Nam Phi trong vài năm qua.
Bất chấp khó khăn trong công tác ghi hình, nhóm nghiên cứu vẫn cố gắng tìm hiểu tương tác giữa hai loài nhằm hiểu rõ biến động quan hệ giữa động vật săn mồi và mồi săn trong hệ sinh thái biển. Mẫu vật thu được sẽ góp phần cung cấp hiểu biết có giá trị về hành vi và tương tác của chúng với những động vật ăn thịt khác.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Đốm màu bí ẩn khổng lồ ở Thái Bình Dương cuối cùng cũng được hé lộ
Được biết tới kể từ năm 2010, những đốm màu khổng lồ ở Thái Bình Dương đã trở thành một bí ẩn với những ai chứng kiến.
