Cá voi xám tiếp cận thuyền, nhờ người bắt rận trên đầu

Cá voi xám học cách tiếp cận thuyền chở du khách để nhờ con người bắt đám rận gây ngứa ngáy trên da.


Cá voi xám bơi gần thuyền để nhờ người bắt rận. (Video: Guardian).

Thước phim ghi lại hành vi của cá voi xám được thuyền trưởng thuyền chở khách du lịch Paco Jimenez Franco quay ở phá Ojo de Liebre ngoài khơi Baja California, Mexico. Trong video, cá voi bơi gần mạn thuyền và cố gắng nổi trên mặt nước trong lúc Franco liên tiếp bắt những con rận trên đầu nó.

Rận cá voi là sinh vật màu nhợt giống cua bò trên đầu cá voi và ăn tảo bám trên cơ thể chúng hoặc ăn da chết và mô hoại tử quanh vết thương. Tuy nhiên, chúng cũng khiến cá voi ngứa ngáy.

"Tôi cho là cá voi xám có mối quan hệ yêu ghét lẫn lộn với rận", Mark Carwardine, nhà động vật học người Anh, chia sẻ. "Chúng có lớp da rất nhạy cảm. Hàng nghìn con rận nhỏ bám chặt hoặc bò quanh da chúng với móng vuốt sắc chắc chắn khiến chúng khó chịu".

Franco bắt rận khỏi đầu cá voi cái lần đầu khi nó tới đủ gần. Sau khi anh bắt con rận đầu tiên, nó lại bơi đến gần để anh tiếp tục. Con cá voi xám nhiều lần quay trở lại để nhờ Franco loại bỏ đám ký sinh trùng.

Cá voi xám tiếp cận thuyền, nhờ người bắt rận trên đầu
Paco Jimenez Franco bắt rận khỏi đầu cá voi cái lần đầu khi nó tới đủ gần.

Giống như nhiều loài cá voi lớn di chuyển tương đối chậm, bao gồm cá voi lưng gù và cá voi trơn, cá voi xám dài tới 15 m đặc biệt dễ nhiễm ký sinh trùng. Chúng cũng có hà bám trên thân khi nhấm nháp động vật giáp xác ở đáy biển đầy bùn lầy.

Cá voi xám ngoài khơi Baja California khá dạn dĩ với tàu thuyền dù từng bị săn bắt nhiều vào thế kỷ 20. Carwardine không thể xác định việc tiếp cận con người để nhờ bắt rận có cấu thành hành vi mới ở cá voi hay không. "Cá voi dường như không bận tâm khi có người bắt rận dù bạn cần phải bắt hàng trăm con để tạo ra sự khác biệt", nhà nghiên cứu cho biết.

Do rận ăn da chết và mô hoại tử của cá voi, theo Carwardine, thay vì xếp vào nhóm ký sinh trùng, chúng thuộc nhóm cộng sinh, nghĩa là hai loài hưởng lợi từ nhau. Do cá voi xám có tuổi thọ ít nhất 80 năm, có thể chúng thích nghi để tranh thủ lợi ích từ tương tác với con người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cậu bé 11 tuổi câu được cá ngừ

Cậu bé 11 tuổi câu được cá ngừ "khủng" nặng gần 117kg

Cậu bé Jakim Azzopardi ngất ngây khi câu được con cá ngừ vây xanh nặng tới gần 117 kg ở ngoài khơi vùng biển Cape Otway thuộc bang Victoria – Úc.

Đăng ngày: 10/07/2023
Cape Cod - Nơi có mật độ cá mập cao nhất thế giới

Cape Cod - Nơi có mật độ cá mập cao nhất thế giới

Vùng biển Cape Cod ở Massachusetts có khoảng 800 – 900 con cá mập bơi qua trong năm 2015 – 2018, có thể đạt mật độ cá mập có cao thế giới.

Đăng ngày: 10/07/2023
Hố trọng lực khổng lồ dưới Ấn Độ Dương

Hố trọng lực khổng lồ dưới Ấn Độ Dương

Các chuyên gia tìm ra nguyên nhân có thể khiến hố trọng lực rộng 3 triệu km2, nơi trọng lực đặc biệt yếu, hình thành ở Ấn Độ Dương.

Đăng ngày: 09/07/2023
Đoạn phim cũ bên trong Titan miêu tả khoảnh khắc xảy ra sự cố khi đến gần Titanic

Đoạn phim cũ bên trong Titan miêu tả khoảnh khắc xảy ra sự cố khi đến gần Titanic

Trích đoạn từ phim tài liệu về chuyến thám hiểm xác tàu Titanic vào năm ngoái đã cho thấy rõ nét sự cố xảy ra với con tàu lặn Titan.

Đăng ngày: 07/07/2023
Phát hiện

Phát hiện "vàng nổi" nửa triệu USD trong xác cá nhà táng

Các nhà khoa học đã khám phá được “kho báu quý giá” nửa triệu USD trong xác một con cá nhà táng chết dạt vào bãi biển ở đảo Canary của La Palma (Tây Ban Nha).

Đăng ngày: 06/07/2023
Động cơ khiến cá heo cứu người khỏi hàm cá mập

Động cơ khiến cá heo cứu người khỏi hàm cá mập

Trong hầu hết trường hợp, cá voi và cá heo có lẽ không chủ động cứu người mà chỉ đang bảo vệ bản thân hoặc con non khỏi cá mập.

Đăng ngày: 04/07/2023
Phát hiện

Phát hiện "nhà trẻ" bạch tuộc dưới biển sâu 2.800m

Các nhà khoa học phát hiện nơi bạch tuộc tụ tập ấp trứng tại một miệng phun thủy nhiệt nhiệt độ thấp ngoài khơi Costa Rica, trong mỏm đá Dorado.

Đăng ngày: 04/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News