Các cấu trúc nano cổ đại được tìm thấy ở vùng núi của Nga đặt ra nghi vấn về trình độ phát triển của nhân loại

Một thứ tinh vi và phức tạp như công nghệ nano sẽ không thể được phát triển nếu không có cấu trúc của nguyên tử và kính hiển vi làm tiền đề. Nhưng chúng mới chỉ xuất hiện gần đây, vậy tại sao cấu trúc siêu nhỏ và tinh vi này lại xuất hiện cách đây khoảng 300.000 năm?

OOPArt (hiện vật lạc chỗ) là một thuật ngữ được áp dụng cho hàng chục đồ vật thời tiền sử được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, tuy nhiên sự tồn tại của chúng lại là những bất thường đối với bối cảnh lịch sử.

Ooparts thường được mô tả là những đồ vật được tạo ra bằng công nghệ tiên tiến vượt thời đại so với mức độ đặc trưng của nền văn minh mà chúng được xác định niên đại. Nhiều người coi sự xuất hiện của chúng là bằng chứng cho thấy khoa học chính thống đang bỏ quên đi một phần kiến thức trong quá khứ của nhân loại, và làm hài lòng các nhà điều tra mạo hiểm cũng như những cá nhân quan tâm đến các lý thuyết khoa học thay thế.

Vào năm 1991, sự xuất hiện của những đồ tạo tác cực kỳ nhỏ, hình cuộn dây được tìm thấy gần bờ sông Kozhim, Narada và Balbanyu của Nga đã gây ra một cuộc tranh luận kéo dài cho đến ngày nay. Những cấu trúc bí ẩn và siêu nhỏ này cho thấy, chúng có thể đã được một nền văn minh có khả năng phát triển công nghệ nano cách đây 300.000 năm.

Những cuộn dây được chế tạo này ban đầu được phát hiện trong quá trình nghiên cứu địa chất liên quan đến việc khai thác vàng ở vùng núi Ural. Hình dáng của những hiện vật này vô cùng đa dạng, bao gồm cuộn dây, xoắn ốc, trục và các thành phần không xác định khác.

Các cấu trúc nano cổ đại được tìm thấy ở vùng núi của Nga đặt ra nghi vấn về trình độ phát triển của nhân loại
Những hiện vật gây chú ý này được tìm thấy từ giữa năm 1991 – 1993 bởi một nhóm đãi vàng ở dòng sông Narada nằm phía đông triền núi Ural của nước Nga. Khác xa với vàng, cái mà họ đã tìm thấy là những vật thể rất lạ thường có dạng xoắn, cái nhỏ nhất có kích thước chỉ 1/10.000 đơn vị inch.

Theo một phân tích từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Syktyvkar, những mảnh lớn nhất được tìm thấy chủ yếu được làm bằng đồng, trong khi những mảnh nhỏ nhất được làm bằng vonfram và molypden.

Những hiện vật lớn nhất có kích thước 3 cm, vật nhỏ nhất chỉ bằng 1/ 10.000 inch (2,5 micron - Để so sánh, sợi tóc trung bình rộng khoảng 100 micron). Hình dạng của chúng cho thấy đây không phải là các mảnh kim loại tự nhiên, thay vào đó chúng là những vật thể nhân tạo. Trên thực tế, chúng được phát hiện có hình dáng gần giống với các thành của công nghệ nano đương đại. Hơn nữa, có vẻ như các hiện vật hình cuộn dây được hoàn thiện theo tỷ lệ Golden Ratio, cho thấy sự tin cậy cho rằng chúng được tạo ra một cách thông minh bởi những sinh vật thông minh về mặt toán học.

Các cấu trúc nano cổ đại được tìm thấy ở vùng núi của Nga đặt ra nghi vấn về trình độ phát triển của nhân loại
Nếu chỉ xem xét sơ qua, những vật thể này có hình dạng như những con sò nhỏ hay những loài giáp xác (tôm, cua) nhưng qua phân tích, họ đã chứng minh được chúng là một cái gì đó hoàn toàn khác biệt. Một phòng thí nghiệm đã kiểm tra và tiết lộ rằng những loại vật thể lạ thường này là một dạng hợp kẽm đồng và kim loại hiếm vonfam (tungsten) và molybdenum. Chúng có niên đại vào khoảng từ 20.000 đến 318.000 năm. Một câu hỏi được đặt ra là chúng được sử dụng với mục đích gì và ai đã tạo ra chúng?

Mặc dù một số người đã suy đoán các cấu trúc chỉ đơn giản là mảnh vỡ còn sót lại từ các tên lửa từ cơ sở thử nghiệm tên lửa Plesetsk gần đó, nhưng một báo cáo từ Viện vũ trụ Moscow đã xác định niên đại của chúng và phủ nhân hoàn toàn suy luận về việc chúng xuất phát từ quá trình chế tạo hiện đại.

Vào năm 1996, Tiến sĩ EW Matvejeva, từ Phòng Nghiên cứu Khoa học Trung ương về Địa chất và Khai thác Kim loại Quý ở Moscow, viết rằng, mặc dù đã có hàng nghìn năm tuổi nhưng các hiện vật này đều là thành phần nguồn gốc công nghệ thậm chí còn cao hơn trình độ công nghệ hiện tại của nhân loại.

Làm thế nào mà con người có thể sản xuất các thành phần nhỏ như vậy trong quá khứ xa xôi, và chúng được sử dụng để làm gì? Một số người tin rằng các cuộn dây chứng minh loài người đã tận hưởng trình độ công nghệ tinh vi trong kỷ nguyên Pleistocen, trong khi những người khác khẳng định rằng những phát hiện này là công trình của người ngoài Trái đất.

Các hiện vật đã được nghiên cứu tại bốn cơ sở khác nhau ở Helsinki, St. Petersburg và Moscow. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn về những cấu trúc nhỏ bé này dường như đã kết thúc vào năm 1999 với cái chết của Tiến sĩ Johannes Fiebag, nhà nghiên cứu chính của phát hiện này.

Các cấu trúc nano cổ đại được tìm thấy ở vùng núi của Nga đặt ra nghi vấn về trình độ phát triển của nhân loại
Hiện vật lạc chỗ (OOPArt) là hiện vật có lợi ích lịch sử, khảo cổ học hoặc cổ sinh vật học được tìm thấy trong một bối cảnh bất thường. Những đồ tạo tác như vậy có thể quá tiên tiến so với công nghệ được biết là đã tồn tại vào thời điểm đó, hoặc có thể gợi ý sự hiện diện của con người vào thời điểm trước khi con người được biết là đã tồn tại. Một số khác có thể gợi ý sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau mà khó có thể giải thích được bằng sự hiểu biết lịch sử thông thường. Thuật ngữ này được sử dụng trong khoa học không chính thống, cũng như bởi những người ủng hộ các lý thuyết du hành vũ trụ cổ đại, những người theo thuyết âm mưu. Nó có thể mô tả nhiều loại vật thể, từ những vật thể dị thường được nghiên cứu bởi khoa học chính thống đến khảo cổ học hay những vật thể được cho là trò lừa bịp...

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật kỳ thú: Đại học Oxford tồn tại lâu đời hơn cả nền văn minh Aztec

Sự thật kỳ thú: Đại học Oxford tồn tại lâu đời hơn cả nền văn minh Aztec

Bạn có biết trường đại học Oxford có tuổi đời còn lâu hơn cả nền văn minh cổ đại bí ẩn Aztec hơn 200 năm?

Đăng ngày: 09/06/2022
Người Inca

Người Inca "chăm" nạn nhân hiến tế đặc biệt thế nào?

Giống nhiều nền văn minh cổ xưa, người Inca thực hiện các nghi lễ hiến tế con người. Những đứa trẻ được chọn làm vật tế thần có chế độ ăn uống đặc biệt.

Đăng ngày: 09/06/2022
Chuyện về hồ nước trong xanh không đáy ở Trung Quốc: Chuyên gia lặn xuống mới phát hiện chân tướng

Chuyện về hồ nước trong xanh không đáy ở Trung Quốc: Chuyên gia lặn xuống mới phát hiện chân tướng

Sau khi lặn đến độ sâu khoảng 90 mét, các thợ lặn phát hiện một bóng đen lớn đang bơi trong góc đá.

Đăng ngày: 08/06/2022
Có gì trong ngôi làng ở Việt Nam được ví như Khải Hoàn Môn Paris vì quy hoạch đẹp?

Có gì trong ngôi làng ở Việt Nam được ví như Khải Hoàn Môn Paris vì quy hoạch đẹp?

Những địa điểm du lịch ở Bảo Lộc luôn mang đến sự thu hút đặc biệt dành cho các bạn thích check-in. Nơi đây luôn mang một màu sắc nguyên sơ, trong trẻo nhưng không kém phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 08/06/2022
Người lùn được trọng dụng thời Ai Cập cổ đại

Người lùn được trọng dụng thời Ai Cập cổ đại

Ở Ai Cập cổ đại, người lùn được tôn trọng, có cuộc sống cao sang. Đôi khi, họ còn trở thành những nhân vật có quyền lực trong xã hội.

Đăng ngày: 08/06/2022
Áo chống nắng và những điều bạn cần biết!

Áo chống nắng và những điều bạn cần biết!

Hè là thời gian cao điểm của nắng nóng, là thời điểm nhạy cảm khiến da cháy nắng và sạm màu thế nên không ít chị em chọn áo chống nắng làm trợ thủ đắc lực vượt qua những ngày nắng.

Đăng ngày: 08/06/2022
Xem Trung Quốc xây hầm cao tốc 6 làn sâu 70m dưới đáy sông Trường Giang

Xem Trung Quốc xây hầm cao tốc 6 làn sâu 70m dưới đáy sông Trường Giang

Đường hầm ở độ sâu 70m nằm dưới đáy xuyên qua sông Trường Giang, được thiết kế thành cao tốc hai chiều có 6 làn xe.

Đăng ngày: 07/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News