Tuyết tan chảy, đỉnh Alps đang "xanh hóa" mạnh mẽ

Đỉnh núi tuyết nổi tiếng Alps đang tan chảy và dần bị thay thế bởi các thảm thực vật.

Quá trình "xanh hóa" tưởng như lành mạnh này thực ra lại là hồi chuông cảnh báo rõ rệt về tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn. Đây là kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science ngày 2/6, dựa trên hình ảnh dãy núi biểu tượng của châu  Âu do vệ tinh ghi lại trong 38 năm.

Tuyết tan chảy, đỉnh Alps đang xanh hóa mạnh mẽ
Quá trình "xanh hóa" đỉnh Alps là hồi chuông cảnh báo rõ rệt về tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn. (Ảnh: AFP)

Tác giả của nghiên cứu, bà Sabine Rumpf - một nhà sinh thái học tại Đại học Basel, cho biết các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi thấy quá trình xanh hóa (greening) này đang diễn ra mạnh mẽ. Xanh hóa là một hiện tượng phổ biến ở Bắc Cực, nhưng đến nay chưa từng xảy ra trên quy mô lớn ở khu vực núi. Tuy nhiên, vì cả hai cực của Trái Đất và các dãy núi cao đều đang ấm lên nhanh hơn phần còn lại của Trái Đất, nên các nhà khoa học tin rằng tình trạng này gây ảnh hưởng tương đương ở các vùng núi cao.

Trong nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học tập trung tìm hiểu khu vực ở độ cao 1.700m so với mực nước biển, loại trừ các vùng đã được canh tác, các khu vực có rừng và sông băng. Những kết quả phân tích dựa trên dữ liệu ghi lại được từ năm 1984-2021 cho thấy vào mùa Hè, khoảng 10% diện tích được nghiên cứu đã không còn tuyết bao phủ. Các nhà khoa học cũng so sánh diện tích thảm thực vật bao phủ nhờ sử dụng phương pháp phân tích bước sóng để phát hiện lượng chất diệp lục hiện có, với kết quả là thảm thực vật phát triển trên 77% diện tích khu vực được nghiên cứu.

Xanh hóa xảy ra theo 3 cách khác nhau, bao gồm thực vật bắt đầu phát triển ở các khu vực chưa từng xuất hiện trước đây, thực vật phát triển cao hơn và dày hơn do điều kiện thuận lợi, và cuối cùng các loại thực vật cụ thể phát triển bình thường ở độ cao thấp hơn rồi di chuyển dần ra các khu vực cao hơn.

Theo bà  Rumpf, biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này, khi việc ấm lên sẽ tạo điều kiện cho thực vật phát triển nhanh hơn. Một hiệu ứng phụ khác là khi nhiệt độ tăng lên, trời sẽ đổ mưa thay vì là tuyết rơi. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến một số hậu quả tiêu cực, khi phần lớn nước uống có được nhờ tuyết tan chảy, nên nếu nước không được lưu trữ dưới dạng tuyết, thì lượng nước này sẽ biến mất nhanh hơn khi chảy ra các dòng sông. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng ảnh hưởng đến đời sống các loài sinh vật vốn đã thích nghi với khu vực núi Alps, đồng thời tác động tiêu cực đến ngành du lịch, vốn là lĩnh vực kinh tế trọng điểm nơi đây.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc đỉnh núi được phủ xanh có thể giúp tăng khả năng hấp thụ CO2, song việc tình trạng này lặp lại liên tục có thể làm tan băng và dẫn đến hậu quả ấm lên quá mức. Tuyết phản chiếu khoảng 90% bức xạ mặt trời, nhưng thực vật còn hấp thụ nhiều hơn và tỏa năng lượng trở lại dưới dạng nhiệt - do đó khiến quá trình ấm lên tăng tốc.

Dựa trên hiện trạng được quan sát, bà Rumpf dự báo lượng tuyết bao phủ sẽ ngày càng giảm, đặc biệt ở các khu vực độ cao thấp hơn. Một hiện tượng khác là "browning" - chỉ hiện tượng bề mặt không được bao phủ bởi tuyết hay thực vật - cũng được phát hiện ở gần 1% khu vực nghiên cứu. Hiện tượng này xảy ra nhiều hơn ở các khu vực được quan sát ở Bắc Cực, hoặc vùng núi của Trung Á. Tình trạng này bắt nguồn từ việc gia tăng các trận mưa cực đoan và hạn hán, và suy giảm lượng nước từ tuyết tan vốn cho sự phát triển của thực vật.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kết thúc đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm, miền Bắc chuẩn bị đón mưa to trở lại trong những ngày tới

Kết thúc đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm, miền Bắc chuẩn bị đón mưa to trở lại trong những ngày tới

Theo thông tin từ TTKTTVQG, Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to trong những ngày tới. Thời gian bắt đầu từ chiều tối và đêm ngày 5/6 đến ngày 10/6.

Đăng ngày: 04/06/2022
Miền Bắc có thể hứng trực tiếp 2 cơn bão trong năm nay

Miền Bắc có thể hứng trực tiếp 2 cơn bão trong năm nay

Từ tháng 6 đến tháng 9, miền Bắc khả năng hứng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 cơn bão.

Đăng ngày: 03/06/2022
Hầm ngầm chống ngập đầu tiên của Hà Nội

Hầm ngầm chống ngập đầu tiên của Hà Nội

Hầm 2.000m3 được xây ngầm trong sân trường THCS Lý Thường Kiệt nhằm giải quyết tình trạng ngập úng tại phố Nguyễn Khuyến (quận Đống Đa, Hà Nội).

Đăng ngày: 03/06/2022
Động đất kép ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, làm 4 người chết và 14 người bị thương

Động đất kép ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, làm 4 người chết và 14 người bị thương

Ít nhất 4 người chết và 14 người bị thương sau hai trận động đất có cường độ 6,1 độ và 4,5 độ tại Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc.

Đăng ngày: 02/06/2022
Liên tục xuất hiện kiểu thời tiết trái mùa, có phải do biến đổi khí hậu?

Liên tục xuất hiện kiểu thời tiết trái mùa, có phải do biến đổi khí hậu?

Các nhà khí tượng học dự đoán rằng thời tiết khi chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ trở nên nóng hơn, lạnh hơn, cực đoan hơn, hỗn loạn hơn.

Đăng ngày: 01/06/2022
“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

Quái vật lửa Kilauea - ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - không có nguồn gốc thông thường mà là một quái vật từ thế giới ngầm sâu trong lòng Trái Đất, nghiên cứu mới từ Úc chứng minh.

Đăng ngày: 01/06/2022
Phát triển hệ thống thu giữ CO2 nhanh nhất thế giới

Phát triển hệ thống thu giữ CO2 nhanh nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo Metropolitan phát triển hợp chất mới loại bỏ carbon dioxide trong không khí hiệu quả 99% và nhanh gấp đôi những hệ thống hiện nay.

Đăng ngày: 01/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News