Các chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa ở thực vật

Các nhà khoa học Nga đã chứng minh rằng các chất chống oxy hóa SkQ có tác dụng kìm hãm quá trình lão hóa của các tế bào thực vật và có thể sử dụng trong công nghệ sinh học và nông nghiệp.

Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Mitochondrion, các nhà khoa học ở khoa sinh Đại học tổng hợp quốc gia Moskva, Nga, đã thử nghiệm trên thực vật chất chống oxy hóa có tên SkQ. Các thí nghiệm cho thấy các quá trình lão hóa của các tế bào thực vật chậm lại.


Các chất chống oxy hóa SkQ làm chậm sự lão hóa của tế bào thực vật - (Ảnh: RIA novosti).

Lão hóa là một quá trình phức tạp, bao gồm vô số các cơ chế hoạt động ở các cấp độ khác nhau. Một trong những cơ chế chính của lão hóa là sự hình thành các gốc tự do oxy hóa (oxy phản ứng-Reactive Oxygen Species-ROS). Các phân tử này có hoạt tính hóa học cao, oxy hóa nhiều hợp chất bên trong các tế bào, dẫn đến trục trặc trong các cơ chế phân tử của tế bào và cuối cùng làm tế bào bị chết.

Hầu hết các dạng oxy hoạt hóa thường được hình thành trong các ty thể - các trạm năng lượng của tế bào. Các chất chống oxy hóa hướng trực tiếp vào các ty thể, bao gồm các ion SkQ, tác động trực tiếp trên các ty thể và ngăn chặn sự tổng hợp các phân tử nguy hiểm. Các nhà khoa học Nga đã thử nghiệm các chất chống oxy hóa SkQ trên các tế bào thực vật. Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm ra tác động của những chất này đối với lục lạp (bào quan) nơi diễn ra quang hợp.

Các tác giả của công trình nghiên cứu nhận thấy rằng với nồng độ nanomolar, các ion SkQ ngăn ngừa cái chết của các tế bào biểu bì của lá đậu do các chất độc mạnh gây ra. Ở nồng độ lớn hơn ngàn lần, các chất chống oxy hóa này ức chế sự quang hợp trong các lục lạp và kích thích sự hô hấp của ty lạp thể.

Các nhà khoa học kết luận rằng, các chất chống oxy hóa hướng vào các ty thể ở nồng độ thấp không ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào và quang hợp trong lục lạp. Với liều lượng như vậy, các chất chống oxy hóa đã nghiên cứu có thể được sử dụng trong công nghệ sinh học và nông nghiệp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết

Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

Đăng ngày: 24/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News