Các dấu vết của Curiosity nhìn từ không gian

Chuyến thám hiểm của robot thăm dò sao Hỏa mang tên Curiosity (Curiosity rover) của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã có thể được nhìn thấy qua một hình ảnh mới được chụp bởi một con tàu vũ trụ không người lái.

Bức ảnh được chụp qua camera HiRise gắn trên tàu vũ trụ thăm dò Hỏa tinh không người lái (MRO) của NASA. Bức ảnh cho thấy những nơi mà Curiosity đã đi đến kể từ khi hạ cánh lên miệng núi lửa Gale ở sao Hỏa vào tháng 8 năm 2012.

Nơi Curiosity đáp xuống, được gọi là Bradbury landing - đặt theo tên của nhà văn khoa học giả tưởng Ray Bradbury, xuất hiện là một dấu mờ tối ở bên trái của bức ảnh - dấu vết để lại bởi cần trục gắn động cơ tên lửa để giúp Curiosity đáp xuống bề mặt sao Hỏa.


Nơi tàu Curiosity đáp xuống được nhìn từ không gian

Ảnh chụp cho thấy con đường ngoằn nghèo của Curiosity so với vị trí bây giờ của nó, một vùng trũng được gọi là vịnh Yellowknife (Yellowknife Bay). Con robot 6 bánh đã di chuyển được 2.300 feet (700 mét) và hiện được nhìn thấy là một hạt sáng ở phía bên phải bức ảnh, các nhà khoa học cho biết.

Nhiệm vụ của chính Curiosity là xác định xem liệu khu vực miệng núi lửa Gale có từng thích hợp cho sự sống của vi sinh vật. Nó được gắn 17 camera và 10 thiết bị khoa học khác nhau để hỗ trợ cho nhiệm vụ này.

Con robot đã di chuyển qua một lòng sông nơi từng có dòng nước sâu đến mắt cá chân chảy qua trong quá khứ và đã phát hiện nhiều dấu hiệu của nước đã từng có trước đây ở Vịnh Yellowknife.

Nhóm nghiên cứu đang chuẩn bị cho lần đầu tiên sử dụng đến đầu khoan của Curiosity. Trong hai tuần tới hoặc lâu hơn, nhóm dự định khoan vào một tảng đá lộ thiên được gọi là “John Klein” ở Vịnh Yellowknife. Đầu khoan của Curiosity cho phép các nhà khoa học khoan được tới 1 inch (2,5cm) vào tảng đá, sâu hơn mũi khoan của bất cứ robot thăm dò sao Hỏa tự hành nào trước đây.

Trong khi Curiosity đã phát hiện ra nhiều vùng gần với nơi hạ cánh, đích đến cuối cùng của nó là chân núi Mount Sharp, ngọn núi bí ẩn cao 5,5km mọc ở giữa miệng núi lửa Gale.

Các tầng của núi Mount Sharp ghi nhận những biến đổi của môi trường theo thời gian, các nhà khoa học hi vọng sẽ khám phá ra điều này khi Curiosity đến được chân núi.

Các nhà khoa học cho biết, Curiosity sẽ tiến tới chân núi Mount Sharp, vị trí này nằm cách khoảng 6 dặm (10km), sau khi hoàn thành nhiệm vụ khoan đá ở Vịnh Yellowknife.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News