Các dịch bệnh trong tương lai có thể xuất phát từ đâu?

Mối đe dọa một đại dịch mới do sự lây truyền virus từ động vật sang người là rất thực tế.

Để ngăn chặn nguy cơ này, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tới một khu vực nhiệt đới bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn phá rừng để theo dõi các loài được xác định là ổ chứa virus, nhằm hiểu cách mầm bệnh lưu thông và sự tương tác của chúng với môi trường.

Các dịch bệnh trong tương lai có thể xuất phát từ đâu?
Theo một số ước tính của các nhà khoa học, có khoảng từ 500.000 đến 800.000 virus nguồn gốc từ động vật có khả năng lây nhiễm sang người. (Ảnh: AFP).

Khi màn đêm buông xuống, trong một khu rừng ở Yucatan (Đông Nam Mexico), bác sĩ thú y Omar Garcia lấy chất dịch con dơi dưới ánh đèn pha đội trên đầu.

Công việc này là một phần hoạt động của chương trình nghiên cứu khoa học Pháp-Mexico về mầm bệnh lây truyền từ động vật sang người (virus, vi khuẩn và ký sinh trùng) đã gây ra nhiều dịch bệnh trong những thập kỷ gần đây ở các khu vực nhiệt đới như Ebola.

Bị mắc vào lưới, con dơi này bất động trong tay bác sĩ thú y, đây là một loài được coi là ổ chứa virus. 

"Yucatan là một khu vực biểu tượng cho những rủi ro xuất hiện của bệnh lây truyền từ động vật sang người", Benjamin Roche, nhà nghiên cứu và Giám đốc tại Viện Nghiên cứu và Phát triển (IRD) giải thích.

Mục tiêu của sứ mệnh này là hiểu cách các mầm bệnh, lưu thông giữa chim, động vật gặm nhấm và muỗi có khả năng ảnh hưởng đến con người và dự đoán đại dịch tiếp theo có thể xảy ra từ đâu.

Mỗi buổi sáng, các nhà nghiên cứu thực địa sẽ đặt bẫy để bắt chim và dơi, sau đó họ xét nghiệm máu hoặc thu thập các chất dịch khác để phân tích.

Nhà khoa học Rosa Elena Sarmiento, từ phòng thí nghiệm virus, khoa Thú y, Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (Unam) hé lộ: "Trong số các loài chim, chúng tôi đã tìm thấy các loài được xác định là ổ chứa virus West Nile". 

Đây là một loại arbovirus chủ yếu lây truyền qua muỗi có thể gây tổn thương thần kinh ở người.

Ở giai đoạn sau, nhóm nghiên cứu sẽ xem xét lấy mẫu máu từ người dân địa phương để xác định xem họ có nhiễm các loại virus từ động vật ở đây hay không.

Trước đó, vào cuối tháng 12/2022 đến đầu tháng 1 năm nay, khoảng 1,7 triệu gia cầm mang dịch bệnh đã bị tiêu hủy ở Yucatan, Mexico.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc chứa vàng có thể chống lại siêu vi khuẩn

Thuốc chứa vàng có thể chống lại siêu vi khuẩn

Vi khuẩn với khả năng kháng các loại kháng sinh hiện tại có thể bị tiêu diệt nhờ những loại thuốc mới chứa hợp chất vàng.

Đăng ngày: 13/04/2023
Điều gì xảy ra nếu uống quá nhiều sữa đậu nành?

Điều gì xảy ra nếu uống quá nhiều sữa đậu nành?

Uống quá 500 ml sữa đậu nành một ngày có thể gây đầy bụng, tăng gánh nặng cho thận, dễ tăng cân và ảnh hưởng tác dụng của estogen.

Đăng ngày: 13/04/2023
Ca tử vong đầu tiên trên thế giới vì cúm gia cầm H3N8 ở Trung Quốc

Ca tử vong đầu tiên trên thế giới vì cúm gia cầm H3N8 ở Trung Quốc

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 11/4, một phụ nữ Trung Quốc đã tử vong do cúm gia cầm H3N8. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên ở người do chủng cúm gia cầm này.

Đăng ngày: 12/04/2023
Nguy hiểm khôn lường nếu tự ý sử dụng corticoid

Nguy hiểm khôn lường nếu tự ý sử dụng corticoid

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh thì corticoid còn gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nếu như sử dụng không đúng liều, đúng cách.

Đăng ngày: 12/04/2023
Đồ nhựa có thể gây rối loạn hormone, làm sao để phòng tránh?

Đồ nhựa có thể gây rối loạn hormone, làm sao để phòng tránh?

Nhiều tranh cãi về việc nên hay không nên dùng sau khi câu chuyện đồ nhựa gây rối loạn hormone bắt đầu nóng trở lại.

Đăng ngày: 11/04/2023
Ăn xôi vào buổi sáng cần phải tránh sai lầm này để không ảnh hưởng gan thận hoặc tăng cân quá nhanh

Ăn xôi vào buổi sáng cần phải tránh sai lầm này để không ảnh hưởng gan thận hoặc tăng cân quá nhanh

Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bữa sáng thường có những món ăn khác nhau. Phổ biến nhất có thể là cơm, bún, phở, hoặc là xôi.

Đăng ngày: 11/04/2023
Phép màu với bệnh nhân mắc HIV hơn 30 năm

Phép màu với bệnh nhân mắc HIV hơn 30 năm

Sau hàng chục năm mắc HIV, phép màu đã tới với Paul Edmonds khi ông là một trong 5 người duy nhất trên thế giới hiện khỏi hoàn toàn HIV nhờ phương pháp cấy ghép tế bào gốc.

Đăng ngày: 10/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News