Các nhà khảo cổ Ai Cập phát hiện bức tượng nhân sư từ thời La Mã

Theo phóng viên tại Cairo, Tổng Thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập Mostafa Waziry ngày 6/3 cho biết một phái đoàn khảo cổ học của nước này đã phát hiện bức tượng nhân sư có từ thời La Mã ở tỉnh Qena thuộc vùng Thượng Ai Cập.

Các nhà khảo cổ Ai Cập phát hiện bức tượng nhân sư từ thời La Mã
Bức tượng nhân sư vừa được tìm thấy. (Nguồn: newsobserver.com).

Tác phẩm điêu khắc bằng đá vôi này được chế tạo dành cho Hoàng đế La Mã Tiberius Claudius (41-54 sau Công nguyên), được khai quật ở một địa điểm gần ngôi Đền Dendera ở Qena.

Phái đoàn khảo cổ Ai Cập do cựu Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập và giáo sư khảo cổ học tại Đại học Ain Shams, Mamdouh el-Damaty dẫn đầu đã tìm thấy bức tượng trên tại địa điểm khai quật của một ngôi đền thờ thần Horus, được xây dựng ở phía đông của Đền Dendera trong thời kỳ La Mã.

Các nhà khảo cổ Ai Cập phát hiện bức tượng nhân sư từ thời La Mã
Bức tượng nhân sư được khai quật ở gần ngôi đền Dendera ở Qena, Ai Cập. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Ngoài bức tượng này, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một tấm bia có khắc chữ tượng hình Ai Cập cổ đại và ký tự Demotic (chữ viết Ai Cập thông dụng dùng ở thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên) ở phần dưới tấm bia.

Đoàn công tác cũng đã khai quật được phần còn lại của một maqsura (không gian kín) bằng đá vôi có hai tầng, bên trong có một bể chứa nước làm bằng gạch đỏ phủ vữa. Công trình này được cho là có từ thời Byzantine.

Phái đoàn khảo cổ đã bắt đầu công việc khai quật tại địa điểm nêu trên từ tháng 2 vừa qua với sự trợ giúp của máy dò radar nhằm tìm kiếm các không gian trống và hành lang theo phong cách Osirian tại Đền Dendera và khảo sát từ trường cũng như vô tuyến tại khu vực phía Đông bức tường bao của ngôi đền ở phía trước cổng Isis.

Các cuộc khảo sát được thực hiện với sự hợp tác của một nhóm chuyên gia từ Viện Nghiên cứu quốc gia về Thiên văn học & Địa lý.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cừu giúp các nhà khảo cổ Ý bảo tồn tàn tích cổ đại

Cừu giúp các nhà khảo cổ Ý bảo tồn tàn tích cổ đại

Các nhà khảo cổ ở Ý đang cho nuôi cừu để giúp bảo vệ các tàn tích ở Pompeii khỏi sự phát triển của cỏ dại.

Đăng ngày: 10/03/2023
Dạng sống kỳ lạ, có xúc tu, 500 triệu tuổi ở Trung Quốc: Kết luận khiến ai cũng “ngã ngửa”

Dạng sống kỳ lạ, có xúc tu, 500 triệu tuổi ở Trung Quốc: Kết luận khiến ai cũng “ngã ngửa”

Một hóa thạch 500 triệu năm tuổi ở Trung Quốc, đã khiến các nhà khoa học bối rối, thậm chí " nhận dạng nhầm" một thời gian dài.

Đăng ngày: 10/03/2023

"Khủng long lai cá sấu" dài 8m hiện hình ở Ấn Độ sau 200 triệu năm tuyệt tích

Colossosuchus techniensis, một quái vật dị hình của kỷ Tam Điệp với hình dáng như lai tạp giữa khủng long và cá sấu, đã được xác định nhờ 27 mẫu sọ - hàm và 339 mảnh xương cơ thể.

Đăng ngày: 09/03/2023
Phát hiện tượng Phật bằng đồng trên bãi biển Australia

Phát hiện tượng Phật bằng đồng trên bãi biển Australia

Một bức tượng Phật nhỏ bằng đồng được các nhà thám hiểm tìm thấy trên bãi biển Tây Australia có giá trị 180.000 AUD.

Đăng ngày: 09/03/2023
Phát hiện đường hào niên đại 6.000 năm tại Trung Quốc

Phát hiện đường hào niên đại 6.000 năm tại Trung Quốc

Các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa phát hiện một đường hào có niên đại khoảng 6.000 năm tại một khu di tích ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Đăng ngày: 07/03/2023
Nhiều phát hiện mới về kỹ thuật ghép đá khi khai quật Di sản Thành Nhà Hồ

Nhiều phát hiện mới về kỹ thuật ghép đá khi khai quật Di sản Thành Nhà Hồ

Khi khai quật khảo cổ khu vực bên trong và bên ngoài 4 cổng của Di sản Thành Nhà Hồ, các nhà khoa học đã có nhiều phát hiện mới, trong đó có kỹ thuật ghép đá.

Đăng ngày: 06/03/2023
Bộ xương Người khổng lồ Ireland: Tấn bi kịch gây tranh cãi nhất lịch sử Anh Quốc

Bộ xương Người khổng lồ Ireland: Tấn bi kịch gây tranh cãi nhất lịch sử Anh Quốc

Sau gần 250 năm, người ta vẫn không biết nên xử lý hài cốt Charles Byrne như thế nào?

Đăng ngày: 04/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News