Khai quật ngôi đền thờ thần sấm sét 4.500 năm tuổi

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện tàn tích của một ngôi đền thờ thần Ningirsu của người Sumer cổ đại ở phía đông nam Iraq.

Ngôi đền bị lãng quên, được xây bằng gạch bùn, nằm ở trung tâm thành phố Girsu, ngày nay là một địa điểm khảo cổ có tên là Tell Telloh ở tỉnh Dhi Qar. Nó có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm và được dành riêng để thờ thần Ningirsu, vị thần sấm sét của người Sumer ở vùng Lưỡng Hà, Live Science hôm 24/2 đưa tin.

"Tại Girsu, chúng tôi đã phát hiện và vẫn đang khai quật một trong những không gian linh thiêng quan trọng nhất của toàn bộ vùng Lưỡng Hà cổ đại", Sebastien Rey, nhà khảo cổ học hàng đầu tại Bảo tàng Anh ở London, nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Ngôi đền tại Girsu, Iraq, được dùng để tổ chức những bữa tiệc, buổi diễu hành và nghi lễ cúng tế động vật dành cho thần Ningirsu từ năm 2950-2350 trước Công nguyên, Live Science hôm 30/3 đưa tin. Nhóm chuyên gia đào lên hơn 300 cốc, bát, các loại bình, vại, ấm bằng gốm bị sứt mẻ, cùng lượng lớn xương động vật. Chúng nằm bên trong hoặc gần một chiếc hố sâu 2,5m.


Nhóm chuyên gia tiến hành khai quật đền thờ cổ ở Girsu. (Ảnh: Ancient Origins).

Một trong những đồ vật ấn tượng nhất mà nhóm chuyên gia tìm thấy là bức tượng đồng nhỏ trông giống con vịt, mắt làm bằng vỏ cứng của động vật. Đây nhiều khả năng là vật để thờ Nanshe, nữ thần gắn liền với nước, đầm lầy và các loài chim nước. Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng khai quật được mảnh bình vỡ khắc chữ về Ningirsu.

Rey và Greenfield cho biết, số cốc và ly họ tìm thấy có thể được dùng trong bữa tiệc tôn giáo trước khi bị vứt vào hố. Trong khi đó, xương động vật gồm cừu, bò, hươu, linh dương, cá, dê, lợn và chim, là phần còn lại sau khi chúng bị ăn thịt hoặc giết để phục vụ việc cúng tế.

Lớp tro dày bao phủ sàn của ngôi đền nhiều khả năng là dấu vết của những nghi thức đốt lửa. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy 8 mảnh vỡ hình bầu dục đầy tro có thể là phần còn lại của đèn lồng hoặc đèn đặt dưới sàn.

Những tấm bảng khắc chữ tượng hình được tìm thấy tại Girsu cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, miêu tả các buổi lễ và diễu hành tôn giáo diễn ra tại đền thờ. Theo đó, lễ tôn vinh thần Ningirsu diễn ra hai lần mỗi năm và kéo dài 3 hoặc 4 ngày. Trong nghi lễ, người xưa sẽ tổ chức diễu hành từ trung tâm Girsu, đi qua lãnh thổ thành phố rồi đến Gu'edena, nơi nằm ngày bên ngoài Girsu, sau đó vòng lại và kết thúc ở khu trung tâm ban đầu.

Girsu từng là trung tâm văn hóa nhộn nhịp ở vùng Lưỡng Hà - một khu vực rộng lớn nằm giữa các con sông Euphrates và Tigris, bao gồm Iraq, miền đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, một phần miền tây Iran và Kuwait, đồng thời là quê hương của một số nền văn minh đầu tiên. Người Sumer có thể là nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới và là những người đầu tiên thiết lập tôn giáo và bộ luật.

Nhà khảo cổ học người Pháp Ernest de Sarzec lần đầu tiên phát hiện thành cổ Girsu vào năm 1877 và đã thu thập tất cả các đồ tạo tác mà ông có thể tìm thấy, bao gồm một bức tượng 4.000 năm tuổi của vua Sumer Gudea, người trị vì thành phố vào cuối thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Do đó, nhiều người nghĩ rằng không còn gì để khai quật. Xung đột chính trị trong khu vực cũng là rào cản ngăn các nhà khoa học tiếp cận địa điểm để nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, Rey luôn tin rằng Girsu còn nhiều bí mật cần tiết lộ.

"Sau Chiến tranh thế giới thứ hai và nhiều năm xung đột diễn ra sau đó ở Iraq, thành cổ Girsu gần như bị lãng quên", Rey nói. "Ngày nay, Girsu có lẽ là một trong những di sản quan trọng nhất trên thế giới mà rất ít người biết đến".


Một bản tái tạo kỹ thuật số cho thấy ngôi đền của người Sumer ở Girsu có thể trông như thế nào cách đây 4.500 năm. (Ảnh: Bảo tàng Anh)

Dự án khai quật mới do Rey dẫn đầu đã sử dụng kỹ thuật viễn thám để dò tìm các cấu trúc của địa điểm bị chôn vùi dưới cát và trầm tích. Họ cũng tạo ra các mô hình độ cao kỹ thuật số để hiểu cảnh quan đã thay đổi như thế nào kể từ cuộc khai quật đầu tiên vào thế kỷ 19.

Sau năm mùa khai quật, ngoài phát hiện mới về ngôi đền thờ thần Ningirsu, nhóm của Rey còn tìm thấy một khu bảo tồn, quảng trường nghi lễ và một phần bức tường bao quanh khu phức hợp tôn giáo với cổng hoành tráng.

Bên trong ngôi đền có đặt bức tượng linh thiêng của Ningirsu, một trong những vị thần quan trọng nhất của người Sumer. Người Sumer tin rằng Ningirsu nắm giữ quyền lực đối với sấm sét, mưa bão, lũ lụt và là một vị thần đại diện cho nông nghiệp, theo Bảo tàng Anh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News