Các nhà khoa học bất ngờ tìm thấy cách chữa Covid-19 từ thời... Ai Cập cổ đại?

Một số nhà nghiên cứu đã tuyên bố rằng phương pháp điều trị bệnh gout (gút) từ thời Ai Cập cổ đại có thể giảm nguy cơ tử vong do Covid-19 đến tận 50%.

Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nội khoa Châu Âu đã chỉ ra những đặc tính đầy hứa hẹn của một loại thuốc chiết xuất từ cây nghệ tây. Thuốc colchicine từ lâu đã được sử dụng để điều trị bệnh gút, một loại bệnh viêm gây đau khớp nghiêm trọng. Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Hebrew của Jerusalem và Trường Y Hadassah, loại thuốc này có khả năng điều trị cho những người mắc Covid-19 nặng và có thể giảm tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

Các nhà khoa học bất ngờ tìm thấy cách chữa Covid-19 từ thời... Ai Cập cổ đại?
Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng một loại thuốc Ai Cập cổ đại có thể được sử dụng để điều trị Covid-19. (Ảnh: GETTY)

Colchicine là một trong số ít các loại thuốc đã tồn tại hàng nghìn năm và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Người Ai Cập cổ đại đã biết về đặc tính chữa bệnh của nó từ năm 1500 trước Công nguyên và đã mô tả loại thuốc này trong Ebers Papyrus (giấy cói y học Ai Cập cổ đại). Đặc tính của thuốc cũng được người Hy Lạp cổ đại và Đế chế Byzantine biết đến nhờ khả năng điều trị sưng đau.

Mới đây, colchicine đã được các nhà khoa học trên toàn cầu nghiên cứu để xác định xem liệu nó có thực sự giúp ích cho những người bị nhiễm Covid-19 hay không. Theo Giáo sư Ami Schattner của Đại học Hebrew, cho đến nay, các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy "lợi ích rõ ràng" từ việc sử dụng loại thuốc này.

Dự án bao gồm bốn nghiên cứu có đối chứng với khoảng 6.000 bệnh nhân Covid-19. Sau một quá trình tiến hành, Giáo sư Schattner tuyên bố: "đã có sự cải thiện đáng kể đối với các chỉ số coronavirus nghiêm trọng, quan trọng nhất là tỷ lệ tử vong giảm khoảng 50% so với những người không được điều trị bằng colchicine".

Colchicine được sản xuất với giá thành rẻ và phổ biến rộng rãi. Nếu loại thuốc này thực sự có tác dụng, đây sẽ là một bước đột phá đầy hứa hẹn trong việc chống lại đại dịch.

Hiệu quả của thuốc đã được thử nghiệm ở Nam Phi, Canada, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Brazil. Tuy nhiên, Giáo sư Schattner cảnh báo kết quả sơ bộ là chưa đủ để bắt đầu sử dụng thuốc rộng rãi cho bệnh nhân. Ông nói: "Mặc dù dữ liệu ban đầu về tác dụng của colchicine đối với bệnh nhân Covid-19 là rất hứa hẹn, nhưng vẫn cần có nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng hơn để thực sự xác định tiềm năng của thuốc".

Trên thực tế, một báo cáo được công bố gần đây trên tạp chí y khoa The Lancet đã cảnh báo về nguy cơ tác dụng phụ kèm theo thuốc. Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 177 bệnh viện ở Anh, nơi bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 được điều trị bằng colchicine. Các nhà khoa học khẳng định thuốc không liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong trong 28 ngày, thời gian nằm viện hoặc nguy cơ Covid-19 lây lan trong không khí hoặc gây tử vong.

Sau đó, lại một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí RMD Open không ủng hộ việc sử dụng loại thuốc này. Các nhà nghiên cứu viết: "Colchicine không làm giảm nguy cơ tử vong, không làm giảm nhu cầu sử dụng máy thở cũng như thời gian nằm viện của các bệnh nhân Covid-19. Có vẻ như loại thuốc này chưa có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc hỗ trợ, quản lý bệnh nhân Covid-19".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sắp có thuốc molnupiravir

Sắp có thuốc molnupiravir "made in Việt Nam"

Bộ Y tế đang trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, dự thảo xin cơ chế cấp phép với các thuốc điều trị Covid-19.

Đăng ngày: 23/12/2021
Cơ thể chúng ta không chỉ tiêu diệt SARS-CoV-2 bằng kháng thể

Cơ thể chúng ta không chỉ tiêu diệt SARS-CoV-2 bằng kháng thể

Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập, cơ thể kích hoạt một hệ thống phản ứng phức tạp mà kháng thể chỉ là một cấu phần trong toàn bộ hệ thống phòng vệ của con người.

Đăng ngày: 21/12/2021
Tổng thống Nga tuyên bố vaccine Sputnik-V hiệu quả chống lại chủng Omicron

Tổng thống Nga tuyên bố vaccine Sputnik-V hiệu quả chống lại chủng Omicron

Giới chức Nga hôm 17/12 cho biết vaccine của nước này Sputnik-V có hiệu quả chống lại chủng Omicron, song thông số cụ thể sẽ được các nhà khoa học Nga công bố trong tuần tới.

Đăng ngày: 20/12/2021
Protein trong cá mập có thể phòng ngừa Covid-19 và các biến thể virus SARS-CoV-2

Protein trong cá mập có thể phòng ngừa Covid-19 và các biến thể virus SARS-CoV-2

Một nghiên cứu mới đây cho kết quả những protein giống như kháng thể có trong hệ miễn dịch của cá mập có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 và các biến thể.

Đăng ngày: 18/12/2021
Hy vọng mới từ những người phát triển siêu kháng thể

Hy vọng mới từ những người phát triển siêu kháng thể

Một loại vaccine phổ rộng, có khả năng kháng nhiều loại virus corona, sẽ cung cấp “vũ khí” sẵn sàng để chống lại các mối đe dọa mới như biến chủng Omicron.

Đăng ngày: 17/12/2021
Nhà khoa học cảnh báo xuất hiện siêu biến thể mới từ sự kết hợp Omicron và Delta

Nhà khoa học cảnh báo xuất hiện siêu biến thể mới từ sự kết hợp Omicron và Delta

Một trong những nhà phát triển vaccine Moderna cảnh báo rằng một siêu biến thể mới có thể được tạo ra nếu Omicron và Delta lây nhiễm cùng lúc cho một người nào đó.

Đăng ngày: 17/12/2021
WHO cho biết: Chủng Omicron lây lan với tốc độ chưa từng thấy

WHO cho biết: Chủng Omicron lây lan với tốc độ chưa từng thấy

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, biến chủng Omicron đang lây lan nhanh hơn bất kỳ biến chủng virus SARS-CoV-2 trước đây.

Đăng ngày: 15/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News