Protein trong cá mập có thể phòng ngừa Covid-19 và các biến thể virus SARS-CoV-2

Một nghiên cứu mới đây cho kết quả những protein giống như kháng thể có trong hệ miễn dịch của cá mập có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 và các biến thể.

Protein trong cá mập có thể phòng ngừa Covid-19 và các biến thể virus SARS-CoV-2
Bức hình chụp một con cá mập ngoài khơi Massachusetts (Mỹ). (Ảnh: AP).

Tờ Daily Mail (Anh) ngày 16/12 dẫn lời giáo sư Aaron LeBeau tại Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) cho biết những protein trong hệ miễn dịch cá mập này có tên VNAR với kích thước bằng 1/10 kháng thể trong con người. Kích thước này tạo điều kiện để chúng “đi vào những góc, khe nứt mà kháng thể của con người khó tiếp cận”.

Ông LeBeau cùng đội ngũ của mình đã nhận diện được 3 loại VNAR có hiệu quả trong ngăn chặn virus SARS-CoV-2 tấn công tế bào con người. Ngoài ra, 3 loại VNAR này cũng hiệu quả trong ngăn chặn SARS-CoV-1 vốn gây ra dịch SARS năm 2003.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh những VNAR này sẽ không có sẵn trong đợt dịch Covid-19 nhưng đội ngũ đang chuẩn bị sử dụng loại protein này để chiến đấu với các dịch bệnh trong tương lai. Giáo sư LeBeau cùng đội ngũ của mình đã làm việc gấp đôi thời gian để có thể tận dụng VNAR là phương pháp phòng ngừa cho các dịch bệnh của tương lai.

Ông LeBeau chia sẻ: “Vấn đề lớn là có nhiều virus Corona mang khả rủi ro lây lan ở con người. Điều chúng tôi đang thực hiện là chuẩn bị cho việc điều trị bằng VNAR cá mập cho các dịch bệnh hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng trong tương lai”.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm VNAR cá mập trước virus SARS-CoV-2 và phiên bản của virus không thể nhân bản trong tế bào. Do vậy, các nghiên cứu đã giới hạn được 3 ứng viên VNAR có thể sử dụng để điều trị. Giáo sư LeBeau cũng đang nghiên cứu khả năng sử dụng VNAR cá mập trong điều trị và chẩn đoán ung thư.

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu cá mập trong điều trị Covid-19 từ hơn một năm trước. Dầu tự nhiên trong gan cá mập có tên squalene được đánh giá là thành phần hiệu quả trong vaccine phòng Covid-19 và từng được sử dụng trong một số loại vaccine tiềm năng khác.

Squalene được sử dụng như tác nhân để tăng tính hiệu quả của vaccine bằng cơ chế tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc chiết xuất squalene từ cá mập đã trở thành đề tài gây tranh cãi đối với các nhà hoạt động vì động vật bởi để thu được squalene loài cá săn mồi này sẽ buộc bị sát hại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hy vọng mới từ những người phát triển siêu kháng thể

Hy vọng mới từ những người phát triển siêu kháng thể

Một loại vaccine phổ rộng, có khả năng kháng nhiều loại virus corona, sẽ cung cấp “vũ khí” sẵn sàng để chống lại các mối đe dọa mới như biến chủng Omicron.

Đăng ngày: 17/12/2021
Nhà khoa học cảnh báo xuất hiện siêu biến thể mới từ sự kết hợp Omicron và Delta

Nhà khoa học cảnh báo xuất hiện siêu biến thể mới từ sự kết hợp Omicron và Delta

Một trong những nhà phát triển vaccine Moderna cảnh báo rằng một siêu biến thể mới có thể được tạo ra nếu Omicron và Delta lây nhiễm cùng lúc cho một người nào đó.

Đăng ngày: 17/12/2021
WHO cho biết: Chủng Omicron lây lan với tốc độ chưa từng thấy

WHO cho biết: Chủng Omicron lây lan với tốc độ chưa từng thấy

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, biến chủng Omicron đang lây lan nhanh hơn bất kỳ biến chủng virus SARS-CoV-2 trước đây.

Đăng ngày: 15/12/2021
Đại học Brown nghiên cứu phát triển xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở

Đại học Brown nghiên cứu phát triển xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở

Máy đo nồng độ do nhóm nghiên cứu ở Đại học Brown phát triển có thể phát hiện ARN của nCoV trong hơi thở của người nhiễm bệnh và trong không khí.

Đăng ngày: 15/12/2021
Chuyên gia Nam Phi cho hay: Biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta

Chuyên gia Nam Phi cho hay: Biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta

Theo các chuyên gia y tế Nam Phi, biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây các triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với các biến thể như Delta và Beta.

Đăng ngày: 14/12/2021
Hàn Quốc phát triển công nghệ giúp phát hiện nhanh biến thể Omicron

Hàn Quốc phát triển công nghệ giúp phát hiện nhanh biến thể Omicron

Các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH) của Hàn Quốc đã phát triển một công nghệ chẩn đoán phân tử có thể phát hiện biến thể Omicron.

Đăng ngày: 14/12/2021
Hiệu quả của mũi tiêm thứ ba với biến chủng Omicron

Hiệu quả của mũi tiêm thứ ba với biến chủng Omicron

Mũi tiêm tăng cường có hiệu quả bảo vệ 70-75% trước Covid-19 thể nhẹ do chủng Omicron gây ra, cơ quan y tế Anh cho biết, căn cứ vào kết quả ban đầu từ một nghiên cứu thực tiễn.

Đăng ngày: 13/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News