Các nhà khoa học “biến” thành công tế bào ung thư vú thành… chất béo

Các nhà nghiên cứu vừa cho biết đã có cách khiến các tế bào ung thư vú ở người biến thành tế bào mỡ dựa trên một nghiên cứu mới trên chuột.

Để đạt được kỳ tích này, nhóm nghiên cứu đã khai thác một con đường kỳ lạ mà các tế bào ung thư đã di căn. Kết quả của họ chỉ là bước đầu tiên, nhưng đó là một cách tiếp cận thực sự hứa hẹn.

Thực tế, khi bạn cắt ngón tay, hoặc khi thai nhi phát triển các cơ quan, các tế bào biểu mô bắt đầu biến thành một loại tế bào gốc gọi là mesenchyme và sau đó cải tổ thành bất kỳ tế bào nào mà cơ thể cần.

Quá trình này được gọi là chuyển tiếp biểu mô - trung mô (EMT) và được biết đến từ lâu rằng ung thư có thể sử dụng cả con đường này và con đường ngược lại gọi là MET (chuyển từ trung mô đến biểu mô), để di căn khắp cơ thể người bệnh.

Các nhà khoa học “biến” thành công tế bào ung thư vú thành… chất béo
Các tế bào ung thư có thể biến thành chất béo.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã bắt những con chuột được cấy một dạng ung thư vú ở người và điều trị cho chúng bằng cả một loại thuốc trị tiểu đường có tên là rosiglitazone và một phương pháp điều trị ung thư có tên là trametinib.

Nhờ những loại thuốc này, khi các tế bào ung thư sử dụng một trong những con đường chuyển tiếp đã đề cập ở trên, thay vì lây lan, chúng đã thay đổi từ ung thư thành tế bào mỡ, một quá trình gọi là quá trình tạo mỡ.

"Các mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này đã cho phép đánh giá phổ biến tế bào ung thư trong môi trường khối u ngay lập tức. Kết quả chỉ ra rằng trong một liệu pháp kết hợp có liên quan đến bệnh nhân với rosiglitazone và trametinib đặc biệt nhắm vào các tế bào ung thư với độ dẻo tăng lên và tạo ra tế bào mỡ của chúng", nhóm nghiên cứu cho biết.

“Các tế bào ung thư vú trải qua EMT không chỉ biệt hóa thành tế bào mỡ, mà còn hoàn toàn ngừng sinh sôi nảy nở. Vậy làm thế nào để làm việc này? Vì một loại thuốc trametinib đều làm tăng quá trình chuyển đổi của các tế bào chẳng hạn như tế bào ung thư biến thành tế bào gốc và sau đó làm tăng sự chuyển đổi của các tế bào gốc thành tế bào mỡ. Theo như chúng tôi có thể nói từ các thí nghiệm nuôi cấy dài hạn, các tế bào ung thư biến thành tế bào mỡ vẫn là tế bào mỡ và không quay trở lại tế bào ung thư vú”, tác giả cao cấp Gerhard Christofori, nhà hóa sinh tại Đại học Basel, Thụy Sĩ cho biết.

Đáng chú ý hơn là hai loại thuốc này đã được FDA phê chuẩn, do đó việc đưa loại điều trị này vào thử nghiệm lâm sàng cho người thực tế sẽ dễ dàng hơn.

Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục điều tra liệu liệu pháp này có kết hợp với hóa trị liệu hay không và liệu nó có áp dụng cho các loại ung thư khác hay không.

"Trong tương lai, phương pháp trị liệu sáng tạo này có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị thông thường để ngăn chặn cả sự phát triển khối u nguyên phát và sự hình thành di căn chết người", Christofori giải thích thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Tất cả những thông tin hữu ích về thuốc Enterogermina®

Tất cả những thông tin hữu ích về thuốc Enterogermina®

Thuốc Enterogermina® thường được sử dụng để điều trị và phòng ngừa rối loạn hệ tạp khuẩn đường ruột.

Đăng ngày: 12/08/2019
Súng bắn keo sinh học chữa lành vết thương

Súng bắn keo sinh học chữa lành vết thương

Keo dính đông cứng miệng vết thương giảm nguy cơ viêm nhiễm, nhanh lành, giảm sẹo. - VnExpress Sức Khỏe

Đăng ngày: 12/08/2019
Giàm 28% nguy cơ ung thư vú nhờ thay đổi nhỏ trong bữa ăn

Giàm 28% nguy cơ ung thư vú nhờ thay đổi nhỏ trong bữa ăn

Một chút thay đổi trong việc chọn lựa nguyên liệu cho món mặn trong bữa ăn có thể giúp phụ nữ bớt sợ ung thư vú.

Đăng ngày: 10/08/2019
Lo sợ rác thải nhựa, nhưng bạn có bỏ qua thứ mình hít thở hàng ngày?

Lo sợ rác thải nhựa, nhưng bạn có bỏ qua thứ mình hít thở hàng ngày?

Gần đây, “sống xanh” đang trở thành xu hướng mới, nhưng việc chỉ quan tâm đến giảm thải rác nhựa đã đủ giúp bạn sống xanh hay chưa?

Đăng ngày: 10/08/2019
Thực hư chuyện nồi cơm điện có thể tách đường trong gạo

Thực hư chuyện nồi cơm điện có thể tách đường trong gạo

Với giá đến vài triệu đồng, những chiếc nồi cơm điện tách đường liệu có mang lại tác dụng tốt cho những bệnh nhân bị tiểu đường?

Đăng ngày: 10/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News