Các nhà khoa học chụp được ảnh hành tinh chào đời
Kính thiên văn rất lớn (VLT) của Đài quan sát Paranal ở Chile ghi lại hình ảnh một ngoại hành tinh đang hình thành xung quanh ngôi sao AB Aurigae.
Ảnh chụp mới được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics hôm 20/5 cho thấy các cánh tay hình xoắn ốc hình thành bên trong đĩa bụi và khí dày đặc bao quanh AB Aurigae, ngôi sao trẻ thuộc chòm Ngự phu cách Trái Đất 520 năm ánh sáng. Theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO), đơn vị điều hành VLT, cấu trúc này là bằng chứng trực tiếp đầu tiên về sự ra đời của một thế giới mới.
Cấu trúc xoắn ốc xung quanh ngôi sao AB Aurigae (bên phải là hình phóng to). (Ảnh: VLT).
"Hàng nghìn hành tinh đã được xác định cho đến nay nhưng ít ai biết chúng hình thành như thế nào", tác giả chính của nghiên cứu Anthony Boccaletti tại Đại học Paris Science et Lettres của Pháp cho biết. "Chúng ta cần quan sát những hệ thống còn rất trẻ nếu muốn ghi lại khoảnh khắc một hành tinh chào đời".
"Cấu trúc xoắn ốc về bản chất là một hành tinh non trẻ đang đẩy khí bụi bên trong đĩa, gây ra sự xáo trộn dưới dạng sóng, giống như một con thuyền gây ra những gợn sóng trên mặt hồ", đồng tác giả nghiên cứu Emmanuel Di Folco từ Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Bordeaux của Pháp giải thích thêm.
Trong ảnh, những cánh tay xoắn ốc có màu vàng sáng và xuất hiện ở gần trung tâm AB Aurigae. Chúng được tạo ra do hành tinh bẻ cong và định hình sóng khi di chuyển xung quanh ngôi sao.
Cấu trúc này đã được quan sát thấy từ vài năm trước bằng Đài thiên văn Atacama Large Millimét/Subillim Array (ALMA) ở Chile. Kể từ đó, Boccaletti cùng các cộng sự đã sử dụng thiết bị quang học độ tương phản cao SPHERE trên VLT để theo dõi và ghi lại những hình ảnh sắc nét nhất về hệ thống sao trẻ này.
Nhờ khả năng của SPHERE, nhóm nghiên cứu có thể xác định chính xác vị trí mà ngoại hành tinh đang hình thành. "Nơi giao nhau giữa hai vòng xoắn - một vòng quanh quỹ đạo của hành tinh và một vòng mở rộng ra phía ngoài - chính là vị trí của hành tinh. Điều đó cho phép khí và bụi tích tụ, làm cho hành tinh phát triển lớn dần", nhà vật lý thiên văn Anne Dutrey từ Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Bordeaux nói.
Khoảng cách giữa hành tinh và ngôi sao chủ AB Aurigae hiện tại là tương đối xa, gấp 30 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Nhóm nghiên cứu hy vọng các quan sát trong tương lai với sự hỗ trợ của Kính thiên văn cực lớn (ELT), dự kiến ra mắt vào năm 2025, sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn về sự hình thành của hành tinh.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
