Các nhà khoa học đã thành công biến sữa bột thành mực in 3D
Một nhóm do các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore (SUTD) dẫn đầu đã tìm ra cách biến sữa bột thành "mực" để in 3D ra nhiều đồ vật có thể ăn được.
Kỹ thuật in 3D được các nhà khoa học áp dụng với món ăn bằng nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Cho đến nay, chúng ta đã có sushi, pizza và thậm chí cả thịt được in 3D.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã in 3D ra nhiều hình dạng từ sữa. (Ảnh: SUTD).
Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là phát triển một quy trình in 3D từ sữa mà không cần đun nóng sản phẩm sữa làm phá hủy một số chất dinh dưỡng quan trọng. Họ cũng muốn tránh thêm chất ổn định vào sữa khi in.
Nhóm đã công bố nghiên cứu trên tạp chí RSC Advances về công thức làm mực sữa, bằng cách trộn sữa bột với nước một cách thận trọng để có được độ đặc phù hợp để tạo ra các vật thể 3D ở nhiệt độ thấp hơn.
Ghế sofa được in 3D từ sữa. (Ảnh: SUTD).
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nó bằng cách in thành công chiếc ghế sofa nhỏ, cỏ ba lá, pháo đài, hình nón và bánh xe.
Nhưng đó không phải là tất cả. Nghiên cứu cũng thử nghiệm với việc in 3D các đồ vật bằng sữa, xi-rô và kem. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm sự kết hợp giữa mực sữa và mực sô cô la được làm từ bột ca cao và xi-rô sô cô la, và tạo ra một chiếc ghế dài hai tông màu có thể ăn được.
Ngày 18/9, nhà khoa học Lee Cheng Pau, tác giả chính cho biết trong một tuyên bố từ đại học SUTD rằng: “Phương pháp mới lạ nhưng đơn giản này có thể được sử dụng để tạo ra nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nhau, bao gồm cả những thực phẩm phục vụ bệnh nhân trong bệnh viện có nhu cầu ăn kiêng đặc biệt”.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
