Các nhà khoa học đang nỗ lực giải cứu "Ký ức trong băng”

Theo phóng viên tại châu Mỹ, một nhóm gồm 15 nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới ngày 21/6 đã hoàn thành công tác lấy mẫu băng trên đỉnh Illimani, thuộc dãy Andes trên lãnh thổ Bolivia, và bắt đầu vận chuyển chúng tới Nam Cực để bảo tồn, trước nguy cơ khối băng này bị tan chảy do tình trạng biến đổi khí hậu.

Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển Pháp (IRD) Patrick Ginot cho biết mục đích của dự án mang tên “Ký ức trong băng” do IRD đứng đầu là bảo tồn những thông tin khoa học có thể khai thác từ khối băng tích tụ các lớp tuyết trong hàng nghìn năm qua.

Nhóm nghiên cứu đã đào 130 mét băng của Illimati để lấy 75 mẫu băng, trong đó có thể giải mã những diễn biến 18.000 năm lịch sử về điều kiện khí hậu của khu vực này.

Các nhà khoa học đang nỗ lực giải cứu Ký ức trong băng”
Đỉnh Illimani.

Nằm cách thủ đô La Paz chỉ 80km, Illimani là đỉnh núi cao thứ 2 tại Bolivia (6.462 mét). Đỉnh núi này không chỉ quen thuộc trong cuộc sống đời thường của người dân nơi đây, mà còn là một biểu tượng được sử dụng khá phổ biến trong các tác phẩm thuộc nhiều loại hình nghệ thuật của quốc gia Nam Mỹ này.

Các nhà khoa học cho rằng việc nghiên cứu các lớp băng khác nhau của cả khối băng sẽ giúp tái hiện biểu đồ phát thải ô nhiễm của thành phố này từ hàng trăm năm qua, bên cạnh nhiều thông tin khác.

Theo tính toán của các nhà khoa học, tất cả các khối băng nằm trên các đỉnh núi của dãy Andes và ở thấp hơn độ cao 5.500 mét sẽ tan chảy hoàn toàn trong vòng 20 năm nữa do tác động của biến đổi khí hậu. Riêng tại Illimati, nhiệt độ bình quân tại đây đã tăng tới 0,7 độ C chỉ trong vòng 18 năm qua.

Thiếu các nguồn dự trữ băng tuyết, lượng nước của các hồ trữ nước tự nhiên trong khu vực sẽ giảm tới 36% vào mùa khô. Ông Ginot cho rằng việc ghép các khối băng và lưu trữ chúng một cách nhân tạo có thể giúp giảm nhẹ tình trạng thiếu hụt nước này.

Trước đó, những người đứng đầu dự án “Ký ức trong băng” đã thiết kế một hang trữ băng tại Nam Cực để lưu trữ mẫu băng của 50 điểm trên thế giới. Dự án cũng đã lấy được mẫu băng từ đỉnh Mont Blanc (đỉnh núi cao nhất châu Âu), và nhóm khoa học dự kiến sắp tới sẽ lấy mẫu bằng từ Nga và Nepal.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Núi lửa phun trào giúp khủng long thống trị Trái Đất

Núi lửa phun trào giúp khủng long thống trị Trái Đất

Nồng độ cao của thủy ngân trầm tích củng cố giả thuyết khủng long trỗi dậy thống trị Trái Đất sau chuỗi sự kiện núi lửa phun trào 200 triệu năm trước.

Đăng ngày: 23/06/2017
Ngôi nhà của bạn trông sẽ ra sao khi không vứt rác trong 4 năm liền?

Ngôi nhà của bạn trông sẽ ra sao khi không vứt rác trong 4 năm liền?

Đằng sau lý do khiến nghệ sĩ Antoine Repessé không vứt rác trong 4 năm là cả một thông điệp sâu sắc muốn gửi tới thế giới.

Đăng ngày: 23/06/2017
Dự báo thời tiết 22/6: Hà Nội nắng nóng trên 35 độ

Dự báo thời tiết 22/6: Hà Nội nắng nóng trên 35 độ

Từ hôm nay đến 24/6, khu vực Hà Nội trời oi bức, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 34-35 độ, có nơi trên 35 độ.

Đăng ngày: 22/06/2017
Cầu vồng lửa hút mắt người dân Singapore

Cầu vồng lửa hút mắt người dân Singapore

Hiện tượng cầu vồng lửa đẹp mắt xuất hiện ở Singapore khi ánh sáng bị tán sắc khi đi qua các khối cầu băng li ti.

Đăng ngày: 21/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News