Các nhà khoa học đề xuất y tưởng khoan "Cổng địa ngục" để dập lửa

Các nhà khoa học đề xuất khoan "Cổng địa ngục" ở trung tâm Turkmenistan nhằm dập tắt miệng hố đã bốc cháy suốt hàng chục năm qua.

Miệng hố Darvaza nằm ở sa mạc Karakum của Turkmenistan và có đường kính hơn 60 m. Ngọn lửa lấy nhiên liệu từ khí methane ở nguồn dự trữ khổng lồ dưới lòng đất đã cháy trong miệng hố trong 5 thập kỷ qua.


Những ngọn lửa ở miệng hố Darvaza. (Ảnh: BBC).

Lửa ở miệng hố Darvaza cháy liên tục từ năm 1971 do một sự cố khoan của Liên Xô (cũ). Các nhà khoa học Xô Viết quyết định đốt khí methane để ngăn loại khí này lan ra. Họ cho rằng ngọn lửa sẽ nhanh chóng tắt đi khi tất cả nhiên liệu sẵn có cháy hết.

Hồi tháng 1/2022, cựu tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdymukhamedov, yêu cầu các chuyên gia tìm cách dập lửa ở miệng hố do những lo ngại về kinh tế và môi trường. Theo ông Berdymukhamedov, miệng hố ảnh hưởng tiêu cực tới cả môi trường và sức khỏe của người dân sống ở xung quanh. "Chúng tôi đang mất dần những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà chúng tôi có thể thu được lợi nhuận lớn và sử dụng chúng để cải thiện đời sống cho người dân", ông Berdymukhamedov chia sẻ.

Từ sau đó, các nhà khoa học Turkmen đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Theo trang Orient, một số nhà khoa học đề xuất khoan một giếng dốc tới nguồn dự trữ khí cung cấp nhiên liệu cho miệng hố. Việc hút khí từ giếng này có thể kiểm soát tình trạng rò rỉ và giảm lượng khí thải mất kiểm soát vào môi trường.

Tại một diễn đàn đầu tư quốc tế gần đây ở thủ đô Ashgabat, Bayrammyrat Pirniyazov, viện trưởng Viện khí gas tự nhiên Turkmenistan, tiết lộ các nhà chức trách đang lên kế hoạch bịt miệng hố. Hiện nay, chính quyền Turkmenistan đang đánh giá đề xuất từ các nước khác để ngăn chặn rò rỉ khí gas. Nhiều nhà khoa học đến từ Belarus và Slovenia cũng bày tỏ quan tâm tới kế hoạch.

Tuy methane là một khí nhà kính mạnh, Mark Tingay, chuyên gia địa cơ khí xăng dầu ở Đại học Adelaide, cho rằng miệng hố Darvaza chỉ chiếm phần rất nhỏ trong lượng khí thải carbon của Turkmenistan.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein

Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Giải mã

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?

Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News