Các nhà khoa học giải mã thành công bí mật của cây bạch đàn

Một nhóm nhà khoa học quốc tế ngày 11/6 công bố đã giải mã thành công bộ gene của cây bạch đàn, từ đó hiểu sâu về sự tăng trưởng và thích nghi nhanh chóng của loài cây này, mở ra triển vọng phát triển hoạt động trồng cây gỗ cứng trong tương lai.

Trong nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Nature, nhóm nhà khoa học thuộc Khoa nghiên cứu gene của Đại học Pretoria, Nam Phi đã sắp xếp trình tự mã gen của một trong những loài cây được gieo trồng rộng rãi nhất: Bạch đàn grandis.

Kết quả cho thấy bộ gene của bạch đàn grandis chứa hơn 36.000 gene, tương đương với "một bộ gene của cây kích thước trung bình".

Các nhà khoa học giải mã thành công bí mật của cây bạch đàn
Cây bạch đàn-nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất giấy và nhiên liệu sinh học. (Nguồn: Science Daily)

Bạch đàn grandis cũng chứa số lượng lớn nhất nhân đôi nối tiếp - hai chuỗi giống hệt nhau, trong đó một chuỗi nối tiếp chuỗi kia trong một đoạn nhiễm sắc thể, hơn bất cứ bộ gene cây trồng nào được sắp xếp theo trình tự trên.

Nhà khoa học Alexander Myburg - đồng tác giả nghiên cứu, cho biết nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến khả năng sản xuất gỗ có lượng cellulose rất cao của cây bạch đàn, khiến loại cây này hết sức có giá trị trong sản phẩm bột giấy và sản xuất giấy.

Nhóm nghiên cứu có thể nhận dạng hầu hết gene có liên quan quá trình chuyển hóa đường thành cellulose trong cây bạch đàn grandis cũng như thành phần chính khác của gỗ bạch đàn grandis là chất linhin.

Ông Myburg nhận định phát hiện trên có thể có giá trị trong việc tìm ra phương pháp tăng lượng cellulose của cây trồng, cũng như cách chiết xuất chất này dễ dàng hơn.

Cellulose về cơ bản là một chuỗi dài các phân tử glucose, có thể phân ra thành đường và lên men thành nhiên liệu sinh học. Nhiều chuyên gia cho rằng nghiên cứu sẽ tăng cường triển vọng nhân giống cây bạch đàn nhanh chóng nhằm cho năng suất và chất lượng gỗ tốt.

Cây bạch đàn được biết tới là cây địa phương của Australia, là nguồn nguyên liệu quan trọng sản xuất giấy, gỗ, tinh dầu khuynh diệp và là nguồn nhiên liệu sinh học lớn. Hiện bạch đàn đã trở thành cây gỗ cứng được trồng nhiều nhất, ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News