Các nhà khoa học giải mã thành công bộ gene của nhện

Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Truyền thông Tự nhiên của Mỹ số ra ngày 6/5, các nhà khoa học lần đầu tiên công bố giải mã thành công bộ gene của nhện.

Sự kiện này hé mở những bí mật về loài nhện có thể giúp sản xuất các loại thuốc trừ sâu thông minh hơn cũng như tơ nhện siêu bền.

Nhóm nghiên cứu sinh học thuộc Đại học Aarhus (Đan Mạch), do nhà khoa học Trine Bilde đứng đầu, đã tiến hành phân tích chuỗi ADN của loài nhện đen lớn ở Nam Âu và loài nhện lông nhung sống thành bầy ở châu Phi, trong đó mỗi loài đại diện cho hai nhóm nhện chính.

Nhện đen lớn ở Nam Âu "khét tiếng" là nguy hiểm mặc dù vết cắn của nó chỉ đau như một vết ong chích. Loài này còn được gọi là "mygalomorph", có nghĩa là nhện sống dưới đất và ẩn nấp chờ đợi con mồi. Trong khi đó, nhện lông nhung thuộc loài "araneomorph", một bộ phận của nhóm nhện đã biến đổi để thích hợp hơn với môi trường sống rộng lớn cao hơn mặt đất, nơi chúng sống trong theo bầy và tạo ra những mạng nhện công phu để giăng bẫy côn trùng bay vào.

Từ lâu nay, nhện là loài vật được các nhà sinh học đặc biệt chú ý bởi chúng có sự kết hợp giữa các kỹ năng sinh tồn và năng lực cừ khôi. Ở mức tiêu tốn năng lượng tối thiểu, chúng có thể những con săn mồi có trọng lượng gấp 7 lần trọng lượng của chúng.

Các nhà hóa học hy vọng tái tạo được tơ nhện, loại protein phức tạp và bền vững hơn nhiều lần so với thép hay sợi kevlar, và sử dụng độc tố thần kinh (neurotoxins) có trong nọc độc nhện, vốn giết chết nhiều loài côn trùng, để sản xuất thuốc trừ sâu có hiệu quả hơn.

Theo nhà khoa học Jesper Bechsgaard, nghiên cứu đã cung cấp hình ảnh đầy đủ nhất về bộ gene nhện. Cụ thể hơn, đối với các protein nọc độc, nhóm nghiên cứu cung cấp nhiều tính đa dạng hơn có thể được sử dụng cho những mục đích cụ thể.

Đối với các protein tơ nhện, nhóm nghiên cứu cung cấp nhiều chuỗi gene hoàn chỉnh của các loại tơ khác nhau, có thể hữu ích cho các nghiên cứu trên tơ, ví dụ như các tế bào vi khuẩn

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News