Các nhà khoa học Nga biến chất thải hạt nhân nguy hiểm thành gốm sứ
Công nghệ mới dựa trên một chất hấp thụ mới, giúp tập trung hiệu quả các hạt nhân phóng xạ từ các chất thải hạt nhân khác nhau và biến chúng thành đồ gốm sau một phương pháp gia nhiệt đặc biệt.
Năng lượng hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng sạch nhất với lượng khí thải carbon thấp. Tuy nhiên chất thải phóng xạ, một sản phẩm phụ của năng lượng hạt nhân, đã gây lo ngại cho các quốc gia.
Thùng chứa chất thải hạt nhân - (Ảnh: SPUTNIK).
Thời gian qua, chất thải phóng xạ được xử lý và lưu giữ bằng các phương pháp đốt chất thải lỏng và rắn, tiếp theo là nén chúng trong các thùng hỗn hợp xi măng - thủy tinh để mang đi chôn dưới đáy biển hoặc vùng xa xôi hẻo lánh.
Theo Hãng tin Sputnik, các nhà khoa học thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông Nga hợp tác với Viện hóa học thuộc Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Belarus đã sáng chế ra công nghệ mới, xử lý các chất thải hạt nhân rắn nguy hiểm thành sản phẩm gốm sứ.
Những đồ gốm như vậy không chỉ đảm bảo việc xử lý an toàn chất thải phóng xạ mà còn là cơ sở của các sản phẩm đồng vị phóng xạ, vì nó cũng là một nguồn bức xạ ion hóa.
"Những sản phẩm gốm này có thể được sử dụng cho ngành công nghiệp vũ trụ, y học và các ngành công nghiệp khác nhau. Ví dụ, chúng được sử dụng trong sản xuất các thiết bị y tế, bao gồm máy X-quang, lắp đặt chẩn đoán dựa trên việc sử dụng đồng vị phóng xạ, thiết bị cho xạ trị. Vật liệu gốm cũng được sử dụng làm cơ sở cho các thiết bị dòng điện, chẳng hạn như pin hạt nhân", thông cáo của trường đại học cho biết.
Ngoài ra, công nghệ này cũng có thể giúp làm sạch nước bị ô nhiễm một cách hiệu quả và an toàn. Các nhà khoa học cho biết họ đã tìm cách "khuất phục" các chất hấp thụ mới trong một nam châm.
Trong nước, vật liệu hấp thụ mới sẽ "hấp thụ" các hạt nhân phóng xạ, sau đó thông qua các nam châm được kiểm soát, các thành phần phóng xạ có hại được chiết xuất khỏi nước.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
