Các nhà khoa học Nga tìm ra phương pháp giám sát ô nhiễm nước theo thời gian thực

Phương pháp mới theo dõi ô nhiễm nước giúp phát hiện các chất có hại trong nước mà không cần các chuyên gia lấy thêm mẫu bổ sung.

Theo đài Sputnik, các nhà khoa học thuộc Đại học Kỹ thuật Quốc gia Volgograd cho biết phát kiến mới sẽ cho phép giảm thời gian ứng phó với việc xả dòng nước thải tới 30% và tiết kiệm chi phí nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tới 20%. Sáng kiến này đã được công bố trên tạp chí Applied System Innovation.

Các nhà khoa học Nga tìm ra phương pháp giám sát ô nhiễm nước theo thời gian thực
Phương pháp mới này có thể đơn giản hóa và đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu nước. (Ảnh minh họa: Sputnik).

Ô nhiễm nước là một trong những chủ đề nóng về môi trường trong thời đại ngày nay. Hàng ngày, hàng tấn nước thải chứa nhiều chất độc hại khác nhau được xả ra các môi trường nước.

Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Liên bang Nga Rosstat, hiện hàm lượng clorua và phenol trong nước thải ngày càng tăng cao. Điều đó cho thấy yêu cầu cấp thiết phải giám sát và phát triển liên tục những phương pháp mới để kiểm soát chất lượng nước.

Từ xuất phát điểm nhận thức như trên, các chuyên gia khoa học của Đại học Kỹ thuật Quốc gia Volgograd đã phát triển phương pháp mới, có thể đơn giản hóa và đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu nước. Phương pháp do họ đề xuất xác định hiện diện của các chất có hại dựa trên cơ sở phân tích thông minh các dữ liệu thu được với sự hỗ trợ của chip cảm biến đặc biệt. Phương pháp này không đòi hỏi việc liên tục lấy thêm mẫu mới hoặc tiến hành phân tích bổ sung trong phòng thí nghiệm.

“Đối với các thử nghiệm nước thải trong phòng thí nghiệm được thực hiện không thường xuyên, điều quan trọng là có thể xác định những thay đổi trong thành phần của nước qua những dấu hiệu gián tiếp. Sản phẩm phần mềm của chúng tôi cho phép xác định thực tế việc xả nước thải chưa qua xử lý mà không cần đo lường và kiểm tra bổ sung trong phòng thí nghiệm”, Giáo sư Alla Kravets tại Đại học Kỹ thuật Quốc gia Volgograd cho hay.

Để kiểm soát quá trình xả nước thải, cần sử dụng các chỉ số như lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm tối đa cho phép. Phương pháp dựa trên cơ sở công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tạo điều kiện xác định chỉ số thực tế có vượt quá nồng độ tối đa cho phép trong lượng nước thải từ các doanh nghiệp công nghiệp hay không.

Theo các tác giả, phương pháp này có thể được sử dụng trong các “hệ thống thông minh” giám sát chất lượng nước. Các chuyên gia chỉ ra việc ứng phó mau lẹ và kịp thời với những thay đổi trong thành phần nước sẽ giảm thiểu tác hại có thể xảy ra đối với môi trường sinh thái.

Phần lớn công việc trong lĩnh vực đánh giá chất lượng nước đều dựa theo những dữ liệu được gắn nhãn thuật toán và vấp phải nhiều vấn đề trong quá trình phân tích như mất cân bằng lớp, tiếng ồn và thiếu các chỉ số giá trị. Điểm khác biệt nổi bật trong thành quả sáng tạo của các nhà khoa học Đại học Kỹ thuật Quốc gia Volgograd là sử dụng dữ liệu thực tế về tình trạng vượt quá nồng độ chất ô nhiễm tối đa cho phép, thu được từ kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "Con mắt" bí ẩn lơ lửng giữa đầm lầy

Hòn đảo nổi giống con mắt giữa vùng đầm lầy ở châu thổ Paraná hình thành dưới tác động của xói mòn và dòng hải lưu.

Đăng ngày: 18/11/2024
Hồ nước duy nhất chảy ra cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

Hồ nước duy nhất chảy ra cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

Hồ Isa ở Yellowstone sở hữu đặc điểm độc nhất vô nhị là chảy ra cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 16/11/2024
Cảnh báo bùng nổ rác thải điện tử do AI tạo ra

Cảnh báo bùng nổ rác thải điện tử do AI tạo ra

Nghiên cứu mới cho thấy lượng rác thải điện tử do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra có thể tăng gấp 2.000 lần vào năm 2030, lên đến 5 triệu tấn.

Đăng ngày: 16/11/2024
Bão Man-yi có thể thành siêu bão, NASA cảnh báo hiện tượng bão chồng bão bất thường

Bão Man-yi có thể thành siêu bão, NASA cảnh báo hiện tượng bão chồng bão bất thường

Cơ quan quản lý dịch vụ khí quyển, địa vật lý và thiên văn Philippines hôm 15/11 cho biết bão nhiệt đới Man-yi (Pepito) có thể mạnh lên thành siêu bão vào tối 16/11.

Đăng ngày: 16/11/2024
Khói bụi độc hại đã lên một

Khói bụi độc hại đã lên một "nấc thang mới"

Mức độ khói bụi độc hại dày đặc phá kỷ lục đã bao phủ miền Đông Pakistan và miền Bắc Ấn Độ kể từ tháng trước có thể được nhìn thấy một cách ấn tượng trong hình ảnh từ vệ tinh.

Đăng ngày: 15/11/2024
Áp thấp tan dần, bão Usagi có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão Usagi có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15.

Đăng ngày: 15/11/2024
Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào?

Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào?

Trước khi siêu bão Usagi đổ bộ, bầu trời ở Philippines có màu đỏ sẫm hoặc hồng rực rất lạ, trông như thể được tô màu.

Đăng ngày: 15/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News