Các nhà khoa học nghiên cứu hồi sinh chuột khổng lồ trên đảo Giáng sinh

Các nhà khoa học Đan Mạch có thể đưa loài chuột dài 45 cm tuyệt chủng 120 năm trước trở lại bằng công nghệ CRISPR.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà di truyền học tiến hóa Tom Gilbert đến từ Đại học Copenhagen, Đan Mạch, hy vọng có thể hồi sinh loài chuột đã tuyệt chủng sau khi thu thập gần như tất cả hệ gene của chuột đảo Giáng sinh. Họ nhận thấy chúng có chung khoảng 95% gene với chuột nâu Na Uy còn sống ngày nay. Các nhà nghiên cứu công bố phát hiện hôm 9/3 trên tạp chí Current Biology.


Hình vẽ chuột đảo Giáng sinh. (Ảnh: Sci Tech Daily)

Chuột đảo Giáng sinh (Rattus macleari) hay còn gọi là chuột Maclear là loài bản xứ ở Australia, có thể dài 45 cm tính từ đầu tới đuôi. Chúng bị xóa sổ cách đây khoảng 120 năm trong sự kiện đại tuyệt chủng giữa năm 1899 và 1908 khi bệnh dịch do các tàu châu Âu đem tới lây lan khắp khu vực. Chuột đảo Giáng sinh có hàm răng lớn và khỏe, có thể ăn cua đỏ trên đảo. Chúng cũng có lớp lông dài và dày cùng bộ râu màu đen dài khoảng 7,5 cm.

Gilbert và cộng sự so sánh hệ gene của loài chuột đã tuyệt chủng với hệ gene của chuột nâu Na Uy. Từ đó, họ nhận dạng những đoạn gene không trùng khớp, sau đó họ sử dụng công nghệ CRISPR để chỉnh sửa ADN của sinh vật sống sao cho trùng khớp với ADN của loài đã tuyệt chủng. Dù cách này gần như thành công, một vài gene quan trọng vẫn bị thiếu. Điều ấy có nghĩa chuột đảo Giáng sinh hồi sinh nhiều khả năng không thể đánh hơi tốt như tổ tiên của chúng.

"Với công nghệ hiện nay, không thể phục hồi chuỗi ADN hoàn chỉnh, do đó chúng ta không thể tạo ra bản sao hoàn hảo của chuột đảo Giáng sinh. Đó sẽ là một dạng loài lai", Gilbert cho biết.

Gilbert đang lên kế hoạch chỉnh sửa hệ gene chuột đen thành chuột nâu Na Uy trước khi hồi sinh chuột đảo Giáng sinh. Các nhà khoa học cho rằng chuột nâu Na Uy và chuột đảo Giáng sinh có sự phân hóa tiến hóa tương tự voi hiện đại và voi ma mút lông xoăn. Nếu thành công, thí nghiệm có thể giúp đưa nhiều động vật cổ đại trở lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News