Các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra cách tăng tuổi thọ

Một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra cách kích hoạt cơ chế “autophagy” – một chức năng trao đổi chất quan trọng trong các tế bào, khiến quá trình lão hoá chậm hơn và tuổi thọ sẽ dài hơn.

Nghiên cứu hiện chưa được thực hiện trên con người nhưng đã thành công ở ruồi giấm và chuột.

Các phát hiện được công bố trên ấn bản online của tạp chí khoa học Anh Nature Communications hôm 19/2. Nghiên cứu này đang gieo hi vọng có thể được áp dụng để kéo dài tuổi thọ của con người.

Các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra cách tăng tuổi thọ
Nghiên cứu được thực hiện trên ruồi giấm và chuột.

Nhóm nghiên cứu được dẫn dắt bởi ông Tamotsu Yoshimori – giáo sư sinh học tế bào của ĐH Osaka.

“Autophagy” (cơ chế tự thực) là một quá trình phá vỡ các protein và mầm bệnh không mong muốn – những nhân tố làm giảm tuổi thọ, các nhà nghiên cứu cho hay. Nghiên cứu được thực hiện trên ruồi giấm và chuột cho thấy khi chất gây ức chế “autophagy” có tên là Rubicon – một loại protein – tăng lên theo độ tuổi.

Khi các nhà khoa học ngăn chặn hoạt động của Rubicon ở ruồi giấm thì cơ chế “autophagy” được kích hoạt. Kết quả là tuổi thọ trung bình của ruồi giấm tăng lên 20%, các chức năng vận động được cải thiện, giảm tích luỹ protein có lợi cho sự phát triển bệnh thoái hoá thần kinh.

Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng công nghệ chỉnh sửa gien để ngăn sự hoạt động của Rubicon ở chuột. Kết quả là lượng protein có thể gây bệnh Parkinson giảm ở loài động vật có vú này. Các nhà khoa học cho biết việc đo khối lượng Rubicon và ức chế các hoạt động của protein này bằng thuốc có khả năng sẽ giúp điều trị các bệnh do tuổi tác gây ra.

Giáo sư Yoshimori là học trò của giáo sư Yoshinori Osumi – giáo sư danh dự của Viện Công nghệ Tokyo, người giành giải Nobel năm 2016 nhờ phát hiện ra cơ chế của “autophagy”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019

"Kho báu" chống tuổi già, ung thư trong cơ thể cá mập

Con người có thể tiến gần ước mơ bất lão, thoát khỏi bệnh ung thư với "kho báu" mà các nhà khoa học vừa tìm thấy ở cá mập trắng.

Đăng ngày: 21/02/2019
Dịch tả lợn có lây sang người?

Dịch tả lợn có lây sang người?

Thông tin dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại một số địa phương ở Việt Nam khiến không ít người lo lắng đặt câu hỏi dịch tả lợn có lây nhiễm sang người?

Đăng ngày: 21/02/2019
Tin vui của y học: Xuất hiện kháng thể chống lại được tất cả các virus cúm trên đời

Tin vui của y học: Xuất hiện kháng thể chống lại được tất cả các virus cúm trên đời

Từ lâu loài người đã ấp ủ dự định tạo ra một loại vaccine, hoặc một loại thuốc nào đó có thể xử lỷ được toàn bộ các chủng virus cúm hiện hành.

Đăng ngày: 21/02/2019
Làm sao bác sĩ, y tá có thể chắc chắn kim tiêm đã đi vào đúng tĩnh mạch bệnh nhân?

Làm sao bác sĩ, y tá có thể chắc chắn kim tiêm đã đi vào đúng tĩnh mạch bệnh nhân?

Trước hết cần phải hiểu rằng, các bác sĩ, y tá hầu hết đã có kinh nghiệm trong việc xác định đúng vị trí tĩnh mạch và kỹ thuật tiêm nên mới có thể làm được như vậy.

Đăng ngày: 21/02/2019
5 thực phẩm ngăn ngừa ung thư người Nhật ưa dùng

5 thực phẩm ngăn ngừa ung thư người Nhật ưa dùng

Người Nhật từ lâu đã tự hào vì đất nước mình không chỉ có tuổi thọ trung bình cao kỷ lục mà còn có tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính hay ung thư thấp nhất thế giới.

Đăng ngày: 21/02/2019
Việt Nam thực hiện thành công phẫu thuật siêu khó: lấy ngón chân cái thay cho ngón tay cái

Việt Nam thực hiện thành công phẫu thuật siêu khó: lấy ngón chân cái thay cho ngón tay cái

Sau từ 6 đến 8 tiếng phẫu thuật, ngón cái không những phục hồi đầy đủ chức năng gập, duỗi mà còn có thể có cảm giác.

Đăng ngày: 20/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News