Các nhà khoa học nỗ lực cứu loài ếch lớn nhất sống dưới nước

Các nhà khoa học quốc tế đang hợp tác để cứu loài ếch Titicaca khổng lồ trước bờ vực tuyệt chủng.


Ếch Titicaca dành toàn bộ vòng đời sống dưới nước. (Ảnh: BioGraphic).

"Trong nỗ lực phối hợp, một tổ chức xuyên biên giới đã được thành lập để nghiên cứu và bảo tồn loài ếch nước Titicaca (Telmatobius culeus) với tầm nhìn hướng đến tương lai lâu dài của chúng", Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên La Paz của Bolivia cho biết trong một tuyên bố.

Bên cạnh La Paz, dự án còn có sự tham gia của Đại học Cayetano Heredia, Bảo tàng Alcide d'Orbigny của Peru, tổ chức môi trường phi chính phủ NaturalWay, sở thú Denver ở Colorado, Mỹ và Bảo tàng Động vật học tại Đại học Pontifical Catholic ở Ecuador.

Telmatobius culeus được xem là loài lưỡng cư sống hoàn toàn dưới nước lớn nhất thế giới, với chiều dài thân trung bình lên tới 14,5 cm. Một báo cáo vào năm 1970 của nhà thám hiểm người Pháp Jacques Yves Cousteau còn ghi nhận một cá thể dài 50 cm khi duỗi thẳng chân và nặng hơn 1kg.


Ếch Titicaca có thể sống ở độ sâu hơn 100m. (Ảnh: National Geographic).

Đúng như tên gọi, ếch Titicaca chỉ được tìm thấy tại hồ Titicaca ở biên giới Peru - Bolivia. Chúng có thể sống bên dưới đáy hồ, cách mặt nước 120 m, một kỷ lục về độ sâu trong thế giới loài ếch.

Telmatobius culeus hiện được xếp vào nhóm động vật "cực kỳ nguy cấp" bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Ô nhiễm nguồn nước, bệnh dịch và nạn săn bắt quá mức để lấy thịt và da là nguyên nhân chính đẩy quần thể loài tới bờ vực tuyệt chủng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News