Các nhà khoa học phát hiện 4 ngoại hành tinh đang hình thành

Khám phá mới về bốn ngoại hành tinh non trẻ cách chúng ta chỉ 130 năm ánh sáng có thể cung cấp thêm hiểu biết về Trái đất sơ khai.

Các ngoại hành tinh được đặt tên TOI 2076 b, TOI 2076 c, TOI 2076 d và TOI 1807 b có quỹ đạo quay quanh hai ngôi sao lùn cam đã biết trước đây là TOI 2076 và TOI 1807. Hai ngôi sao này hình thành từ cùng một đám mây khí khoảng 200 triệu năm trước. Với kích thước trung bình, nhiệt độ vừa phải và tính ổn định, chúng là mục tiêu lý tưởng để các nhà thiên văn học săn lùng ngoại hành tinh có khả năng hỗ trợ sự sống.

Trong báo cáo đăng trên trên tạo chí Astronomical Journal hôm 12/7, tác giả chính của nghiên cứu Christina Hedges, nhà thiên văn học tại Viện Nghiên cứu Môi trường Vùng Vịnh (BAER) ở California cho biết, cả bốn hành tinh mới được phát hiện đều đang trong giai đoạn hình thành.

"Chúng không phải các thiên thể 'sơ sinh', nhưng vẫn chưa ổn định. Nghiên cứu kiểu hành tinh non trẻ vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về thời kỳ sơ khai của các hành tinh cũ hơn trong hệ thống khác", Hedges cho biết.

Dấu hiệu quang phổ bất thường trong hệ thống TOI 2076 được phát hiện lần đầu vào năm 2019 bởi Alex Hughes, cử nhân vật lý tại Đại học Loughborough của Anh. Trong khi khảo sát dữ liệu từ kính viễn vọng săn ngoại hành tinh TESS, Hughes đã nhận thấy sự tăng giảm độ sáng theo chu kỳ của TOI 2076, gợi ý về một hành tinh đã bay qua phía trước ngôi sao.

Các cuộc khảo sát tiếp theo, với sự tham gia của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế, gần đây đã xác nhận sự hiện diện của không chỉ một mà là ba ngoại hành tinh khác nhau (TOI 2076 b, c và d).


Mô phỏng kích thước và quỹ đạo của 4 ngoại hành tinh mới được phát hiện. (Ảnh: NASA Goddard).

Hành tinh trong cùng của hệ thống, TOI 2076 b, có kích thước lớn gần gấp ba lần Trái đất của chúng ta và hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao của nó sau mỗi 10 ngày. Hai hành tinh còn lại đều lớn gấp 4 lần Trái đất và mất hơn 17 ngày để bay hết một vòng quỹ đạo.

Trong khi đó, ngôi sao TOI 1807 chỉ chứa một hành tinh duy nhất là TOI 1807 b. Nó lớn gấp đôi Trái đất và hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao chủ chỉ trong 13 giờ.

Các mô hình hành tinh cho thấy cả TOI 2076 b, c, d và TOI 1807 b đều có bầu khí quyển dày, được tạo thành từ tàn dư của đĩa tiền hành tinh bao gồm khí và bụi.

Trong quá trình tiến hóa, các hành tinh non trẻ đôi khi bị gió sao tước đi bầu khí quyển ban đầu của chúng. Tuy nhiên, bầu khí quyển thứ hai có thể được tạo ra thông qua hoạt động núi lửa và các quá trình địa hóa khác.

Hughes cùng cộng sự hy vọng các nghiên cứu trong tương lai, khi kính viễn vọng James Webb được phóng lên (dự kiến vào cuối năm nay), có thể giúp họ thiết lập phép đo khối lượng chính xác hơn cho bốn ngoại hành tinh mới. Phép đo hiện tại có thể bị sai lệch do trạng thái hoạt động mạnh của hai ngôi sao chủ.

"Tôi tin rằng cả TOI 2076 và TOI 1807 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và tiến hóa ban đầu của hệ hành tinh, từ đó làm sáng tỏ nguồn gốc của Hệ Mặt trời", Hughes nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 24/06/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News