Các nhà khoa học phát hiện loài thú răng kiếm ăn thực vật

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Peerj cho thấy không phải tất cả thú răng kiếm đều là động vật săn mồi như suy nghĩ trước đây.

Smilodon hay hổ răng kiếm là một trong những loài thú săn mồi tiền sử khét tiếng nhất thuộc họ Mèo. Với kích thước lớn hơn cả loài hổ lớn nhất hiện nay, chúng dùng sức mạnh để quật ngã con mồi trước khi kết liễu nó bằng cách găm những chiếc răng nanh khổng lồ dài gần 18cm vào cổ họng.

Các nhà khoa học phát hiện loài thú răng kiếm ăn thực vật
Hổ răng kiếm. (Ảnh: Primeval).

Theo chuyên gia cổ sinh vật học Larisa DeSantis tại Đại học Vanderbilt của Mỹ, vết cắn của Smilodon khiến con mồi chết do mất máu, chứ không phải chết ngạt như cách săn mồi của các loài mèo lớn hiện đại. Chiến thuật này cho phép chúng kết liễu những con mồi lớn hơn như lạc đà và ngựa Mỹ trong thời kỳ băng hà cuối cùng.

Do sở hữu vũ khí sát thương lợi hại, các loài thú răng kiếm tiền sử như Smilodon xưa nay được cho là động vật săn mồi. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của các nhà cổ sinh vật học từ Anh, Mỹ và Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng một số loài thú răng kiếm có thể ăn xác thối và thực vật.

Các nhà khoa học phát hiện loài thú răng kiếm ăn thực vật
Thylacosmilus là một đại diện cho thú răng kiếm ăn xác thối. (Ảnh: Wikiwand).

Thylacosmilus là một ví dụ. Sinh vật tiền sử có họ hàng với kangaroo và gấu túi mũi trần này cũng có những chiếc răng nanh khổng lồ như Smilodon nhưng chúng không được dùng để kết liễu con mồi. Phân tích hóa thách mới cho thấy Thylacosmilus giống động vật ăn xác thối hơn. Những chiếc răng nanh dài của nó có lẽ được sử dụng để cắn đứt da thịt, nhằm tận dụng tối đã nguồn thực phẩm bị bỏ lại.

Một phát hiện khác trên loài thú răng kiếm Tiarajudens eccentricus cũng gây bất ngờ cho nhóm nghiên cứu. Sinh vật trông giống con lai giữa lợn và rùa này là động vật răng kiếm cổ xưa nhất từng được biết đến khi đã xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 260 triệu năm. Mặc dù có răng nanh lớn, cấu trúc của những chiếc răng khác lại cho thấy Tiarajudens là loài ăn thực vật.

Các nhà khoa học phát hiện loài thú răng kiếm ăn thực vật
Đồ họa mô phỏng loài thú răng kiếm ăn thực vật Tiarajudens eccentricus. (Ảnh: National Geographic).

Phát hiện này khiến các nhà khoa học ngạc nhiên về tính đa năng của răng kiếm. Ngoài chức năng kết liễu con mồi và xẻ thịt xác thối ở thú ăn thịt, chúng còn được các loài ăn thực vật như Tiarajudens sử dụng làm công cụ để thu hút bạn tình, chiến đấu với kình địch, hoặc tự vệ trước kẻ săn mồi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn nữ thần khỏa thân dẫn đường đến

Bí ẩn nữ thần khỏa thân dẫn đường đến "tộc người trên mây"

Từ những hình chạm khắc người dân phát hiện, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều kim tự tháp, điện thờ, nhà cửa… của tộc người trên mây bí ẩn Zapotec, ngự trị trên một đỉnh núi ở Mexico.

Đăng ngày: 29/07/2020
Người Nam Mỹ và người Polynesia cổ đại có cùng huyết thống

Người Nam Mỹ và người Polynesia cổ đại có cùng huyết thống

Kết quả một nghiên cứu về di truyền công bố ngày 8/7 cho thấy có sự giao phối giữa các dân tộc bản địa cổ đại ở Nam Mỹ và Polynesia.

Đăng ngày: 27/07/2020
Phát hiện hài cốt người đàn bà là con lai giữa 2 loài khác nhau

Phát hiện hài cốt người đàn bà là con lai giữa 2 loài khác nhau

Những bộ hài cốt được khai quật tại Israel cho thấy nơi đây từng có những hang động tình yêu, nơi tổ tiên Homo sapiens chúng ta sống hạnh phúc bên một loài khác đã tuyệt chủng.

Đăng ngày: 27/07/2020
Đi tìm dấu vân tay xác ướp 2300 năm đau đớn dưới đầm lầy Bắc Âu

Đi tìm dấu vân tay xác ướp 2300 năm đau đớn dưới đầm lầy Bắc Âu

Khi một đội công nhân đang xúc than bùn trong bãi khai thác, họ đã chạm vào một trong những điều lạ lùng nhất nhân loại – xác ướp bí ẩn nhất lịch sử khảo cổ thế giới.

Đăng ngày: 26/07/2020
Phát hiện bất ngờ trong hang

Phát hiện bất ngờ trong hang "viết lại" lịch sử châu Mỹ?

Nhà khảo cổ học tại Đại học Autonoma de Zacatecas, ông Ciprian Ardelean cho biết các đồ tạo tác khai quật từ hang động ở Mexico có niên đại từ 31.000 năm đến 12.500 năm trước.

Đăng ngày: 24/07/2020
Loài chim bồ câu khổng lồ bị con người săn bắn tới mức tuyệt chủng

Loài chim bồ câu khổng lồ bị con người săn bắn tới mức tuyệt chủng

Chim bồ câu Tongoenas burleyi sống trên những hòn đảo Thái Bình Dương trong 60.000 năm, nhưng biến mất chỉ 1-2 thế kỷ sau khi con người xuất hiện khoảng 2.850 năm trước.

Đăng ngày: 24/07/2020
Rảnh vì nghỉ dịch Covid-19, đào sân sau và phát hiện kho báu ngàn năm

Rảnh vì nghỉ dịch Covid-19, đào sân sau và phát hiện kho báu ngàn năm

Bảo tàng Anh quốc đã choáng váng bởi một cơn mưa kho báu được người dân tìm thấy trong thời gian giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19.

Đăng ngày: 22/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News