Các nhà khoa học phát hiện ra loài cá sấu mới ở Trung Phi

Các nhà khoa học vừa tuyên bố phát hiện một loài cá sấu hoàn toàn mới ở Trung Phi.

Thực tế, trước đây loài cá sấu có tên khoa học là Mecistops leptorhynchus này được xếp vào cùng chủng loại với một loài cá sấu khác ở Tây Phi. Tuy nhiên, sau thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định Mecistops leptorhynchus là một loài riêng biệt. Thông tin này vừa mới được công bố trên tạp chí ZooTaxa.


Đây được cho là hình ảnh loài cá sấu mới có tên khoa học Mecistops leptorhynchus.

Thông tin này rất quan trọng bởi việc công nhận Mecistops leptorhynchus là loài cá sấu riêng biệt cũng đồng nghĩa với việc làm giảm đi số lượng cá sấu ở khu vực Tây Phi. Trong khi đó, loài Mecistops leptorhynchus được xác định chỉ còn sống trong tự nhiên khoảng 500 con.

Sự khác biệt trên hộp sọ của Mecistops leptorhynchus khiến các nhà khoa học quyết định phân loài này ra thành một loài riêng biệt. Trước đó, từ năm 1835 nó vẫn phải nằm chung “nhà” với một loài khác ở Tây Phi.

Được bắt gặp nhiều ở khu vực từ Cameroon đến Tanzania, các nhà khoa học cho rằng loài mới này có thể xuất hiện cách đây khoảng 8 triệu năm. Vào thời điểm đó, khi hoạt động núi lửa dữ dội tạo ra một dãy núi trong và xung quanh lãnh thổ Cameroon ngày nay chia nhỏ giới sinh vật bản địa.

Để đưa ra căn cứ xác thực, các nhà khoa học đã phải mất rất nhiều công sức thu thập các mẫu liên quan đến loài cá sấu Mecistops leptorhynchus.

Trên thực tế, việc chỉ định loài mới cho cá sấu Mecistops leptorhynchus sẽ giúp các nhà bảo tồn bảo vệ tốt hơn cho chúng khi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Hiện tại, các nhà khoa học đang xúc tiến việc kết hợp với chính phủ Tây Phi để xây dựng một chương trình nhân giống và bảo tồn loài cá sấu Mecistops leptorhynchus.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News