Các nhà khoa học phát hiện ra những con ếch độc có xương phát sáng qua da

Sâu trong rừng Đại Tây Dương khu vực Brazil là nơi tồn tại của những con ếch nhỏ kì lạ có màu cam sáng, độc và phát sáng.

Đây là trường hợp đầu tiên được biết đến trên một loài lưỡng cư có khả năng phát quang "đặc biệt" ngay trên da của chúng.

"Nguồn gốc của huỳnh quang nằm ở xương dưới da của đầu và lưng, có thể nhìn thấy qua một lớp da đặc biệt mỏng", các nhà nghiên cứu giải thích.

Các nhà khoa học phát hiện ra những con ếch độc có xương phát sáng qua da
Hình ảnh loài ếch kỳ lạ ở Brazil.

Những con ếch này được gọi là ếch bí ngô (Brachycephalus ephippium) có kích thước bằng móng tay (12 đến 20mm).

Loài này trước đây được biết đến thường “làm ồn” khi tìm bạn khác giới, nhưng khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra những con ếch thực sự lại không thể nghe thấy tiếng kêu gọi giao phối của chúng vì chúng không có xương tai giữa, nhóm nghiên cứu đã nghĩ đến các cơ chế tiềm năng khác giải thích làm thế nào con cóc bí ngô tìm thấy bạn tình của mình.

"Đặc điểm phát quang kì lạ có thể nhìn thấy bằng mắt người dưới đèn UV. Trong tự nhiên, nếu chúng có thể nhìn thấy được đối với các động vật khác, chúng có thể được sử dụng làm tín hiệu liên lạc cụ thể hoặc để củng cố màu sắc của chúng, cảnh báo những kẻ săn mồi tiềm năng về độc tính của chúng", nhà nghiên cứu Sandra Goutte, từ Đại học New York Abu Dhabi nói.

Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu về hành vi của những con ếch này và những kẻ săn mồi của chúng để xác định chức năng thực sự của sự phát quang độc đáo này.

Thông thường xương không phát sáng qua da, điều này làm cho loài ếch bí ngô trở nên rất thú vị. Sự phát huỳnh quang dường như có thể nhìn thấy được vì lớp da ở lưng của những con cóc không chỉ siêu mỏng mà còn thiếu các tế bào sắc tố thường ngăn chặn mọi ánh sáng chiếu vào từ bên trong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài động vật ma mị nhất hành tinh

Loài động vật ma mị nhất hành tinh

Không ai khác chính là loài cú. Với lối sống về đêm, không chỉ là loài chim săn mồi thượng thừa, cú luôn là loài động vật đầy bí hiểm.

Đăng ngày: 26/04/2019
Tê giác chào đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đầu tiên ở Mỹ

Tê giác chào đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đầu tiên ở Mỹ

Đây là lần đầu tiên một con tê giác ra đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và vườn thú Miami đang kỷ niệm của sự kiện hiếm hoi này.

Đăng ngày: 26/04/2019
Chuyện ám ảnh sau chiếc tổ kì dị của thiên nga trắng

Chuyện ám ảnh sau chiếc tổ kì dị của thiên nga trắng

Thiên nga trắng làm tổ, đẻ trứng trên một chiếc tổ khác thường.

Đăng ngày: 24/04/2019
Năm 1965, một cô gái dạy cá heo nói Tiếng Anh, cuối cùng con cá đã yêu cô ấy điên cuồng

Năm 1965, một cô gái dạy cá heo nói Tiếng Anh, cuối cùng con cá đã yêu cô ấy điên cuồng

"Margaret có thể chịu đựng, nhưng khi cô ấy rời đi, Peter có chịu nổi không? Nguyên một tình yêu của cả đời nó đã vỡ tan", Williamson nói. "Tội nghiệp con cá heo, nó dường như đã yêu cô ấy một cách điên cuồng".

Đăng ngày: 23/04/2019
Loài cá heo có thể phát ra hàng trăm tiếng kêu khác nhau

Loài cá heo có thể phát ra hàng trăm tiếng kêu khác nhau

Nghiên cứu mới cho thấy loài cá heo sông Araguaia có hệ thống âm thanh giao tiếp rất đa dạng và phức tạp.

Đăng ngày: 23/04/2019
5 câu chuyện chứng minh

5 câu chuyện chứng minh "hậu môn" có thể là thứ kỳ quặc nhất thế giới động vật

Có bao giờ bạn tưởng tượng một ngày bạn không còn... hậu môn nữa? Chắc là kinh khủng lắm. Nhưng nhìn vào những loài sinh vật dưới đây thì sự kinh khủng ấy còn hơn nhiều.

Đăng ngày: 22/04/2019
Khoảnh khắc hiếm: Voi hắt xì hơi khiến nhiều người thích thú

Khoảnh khắc hiếm: Voi hắt xì hơi khiến nhiều người thích thú

Một du khách có tên Tapan Sheth khi đi thăm thú tại Vườn Quốc gia Amboseli ở Kenya đã vô tình ghi lại được khoảnh khắc hiếm hoi khi chú voi tại khu vực này hắt xì hơi.

Đăng ngày: 21/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News