Các nhà khoa học phát hiện tàn dư của cụm sao cầu cổ
Các nhà thiên văn học quan sát thấy phần còn lại của một cụm sao cầu bị phá hủy bởi dải Ngân Hà 2 tỷ năm trước.
Cụm sao cầu là một tập hợp có hình cầu gồm hàng triệu ngôi sao bị ràng buộc với nhau bởi trọng lực và quay xung quanh lõi của thiên hà. Dải Ngân Hà của chúng ta chứa khoảng 150 cụm sao như vậy. Chúng đều là những cấu trúc cổ xưa đã chứng kiến sự phát triển của thiên hà trong hàng tỷ năm.
Sử dụng kính viễn vọng mặt đất Anglo-Australia tại Đài thiên văn Siding Spring ở bang New South Wales, các nhà thiên văn học tại Đại học Sydney gần đây đã phát hiện tàn dư của một cụm sao cầu mới trong chòm sao Phượng Hoàng, bị lực hấp dẫn của dải Ngân Hà phá hủy cách đây khoảng 2 tỷ năm.
Mô phỏng phần còn lại của cụm sao cầu mới được phát hiện. (Ảnh: Đại học Sydney).
"Tàn dư của cụm sao đã tạo nên Dòng chảy Phượng hoàng (Phoenix Stream) ngày nay. Nó lưu giữ ký ức về sự hình thành của cụm sao trong vũ trụ sơ khai, dựa trên thành phần hóa học của các ngôi sao", tác giả chính của nghiên cứu Alexander Ji nhấn mạnh.
Ji cùng các cộng sự đã tập trung đo sự phong phú của các nguyên tố nặng hơn hydro và heli - thứ được gọi là tính kim loại của một ngôi sao - nhằm tìm kiếm thông tin về các đám mây khí, nơi nó được sinh ra. Những ngôi sao càng cổ xưa, sự phong phú của các nguyên tố nặng càng thấp.
"Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy Phoenix Stream có tính kim loại rất thấp, khiến nó khác biệt với tất cả các cụm sao cầu được biết đến trong dải Ngân Hà", nghiên cứu sinh tiến sĩ Zhen Wan, đồng tác giả của dự án cho biết thêm.
Các nhà thiên văn học tin rằng Phoenix Stream là tàn dư cuối cùng của các cụm sao cầu cổ xưa hình thành từ thuở bình minh của vũ trụ. Các ngôi sao của nó đã suy yếu trước khi cấu trúc hình cầu bị xé toạc bởi lực hấp dẫn của thiên hà.
Chi tiết nghiên cứu được công bố hôm 29/7 trên tạp chí Nature.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.
