Các nhà khoa học phát hiện "tảo nở hoa" thải độc vào không khí

Các nhà khoa học lần đầu tìm thấy độc tố anatoxin-a trong mẫu không khí thu thập phía trên mặt hồ xảy ra hiện tượng tảo nở hoa ở Mỹ.

Vi khuẩn lam hay tảo lam sống ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Những sinh vật quang hợp cực nhỏ này cung cấp thức ăn cho cá và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, sự phát triển quá mức của chúng - còn được gọi là tảo nở hoa - có thể bóp nghẹt hệ sinh thái bằng cách gây ra tình trạng thiếu oxy và giải phóng các độc tố cyanotoxin.

Các nhà khoa học phát hiện tảo nở hoa thải độc vào không khí
Hiện tượng tảo nở hoa có thể giải phóng độc tố anatoxin-a vào không khí. (Ảnh: Pixabay).

Anatoxin-a (ATX) là một trong những chất cyanotoxin nguy hiểm được tạo ra bởi hiện tượng tảo nở hoa. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy nó chỉ được vi khuẩn lam giải phóng vào môi trường nước, gây ra cái chết của sinh vật thủy sinh hoặc động vật trên cạn uống nước từ các nguồn chứa độc tố này.

Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Lake and Reservoir Management hôm 2/4, các nhà sinh vật học lần đầu tiên báo cáo về sự hiện diện của ATX trong các mẫu không khí phía trên mặt hồ Capaum Pond ở bang Massachusetts, nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng tảo nở hoa.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các bộ lọc sợi thủy tinh để thu thập mẫu vào một ngày nhiều gió và sương mù, và đo được nồng độ ATX lên tới 21 nanogram trên mỗi miligram không khí.

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về cách ATX xâm nhập vào không khí. Có khả năng gió lớn đã thổi chất độc bay khỏi mặt nước, trong khi sương mù ngăn chúng phát tán đi quá xa. Tuy nhiên, họ cũng không loại trừ khả năng bản thân vi khuẩn lam đang phát triển trong các giọt nước li ti lơ lửng trong không khí.

Bất kể nó xảy ra như thế nào, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh hiện tượng này là một mối đe dọa với sức khỏe con người và động vật hoang dã. "Mọi người thường sống xung quanh các ao hồ chứa tảo nở hoa mà không hề nhận thức được về các vấn đề tiềm ẩn của nó", tác giả chính của nghiên cứu James Sutherland, nhà khoa học môi trường thuộc Hội đồng Đất đai Nantucket, cho biết.

ATX còn được mệnh danh là "chất độc gây ra cái chết nhanh" vì nó tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh như một loại chất độc thần kinh, dẫn đến co giật cơ và liệt hô hấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắc Bộ sắp có mưa dông trên diện rộng sau đợt nắng nóng

Bắc Bộ sắp có mưa dông trên diện rộng sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng đang diễn ra, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh yếu, gây mưa rào và dông diện rộng, có thể xuất hiện mưa đá, dông, lốc mạnh.

Đăng ngày: 02/04/2021
Đám mây lạnh nhất thế giới xuất hiện trên Thái Bình Dương

Đám mây lạnh nhất thế giới xuất hiện trên Thái Bình Dương

Theo nghiên cứu mới được công bố, một đám mây dông hình thành trên Thái Bình Dương vào năm 2018 đã đạt đến nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận.

Đăng ngày: 31/03/2021
Nhựa làm từ bột gỗ phân hủy trong 3 tháng

Nhựa làm từ bột gỗ phân hủy trong 3 tháng

Khi chôn xuống đất, loại nhựa sinh học mới nứt vỡ trong 2 tuần, sau đó phân hủy nhanh hơn nhiều so với nhựa truyền thống.

Đăng ngày: 30/03/2021
Mặt Trời chuyển màu xanh lam ở Trung Quốc

Mặt Trời chuyển màu xanh lam ở Trung Quốc

Trong chưa đầy một tuần, trận bão cát thứ hai đã đổ bộ vào Trung Quốc, khiến Mặt Trời chuyển màu xanh lam.

Đăng ngày: 30/03/2021
Bill Gates ủng hộ dự án làm mờ ánh Mặt trời

Bill Gates ủng hộ dự án làm mờ ánh Mặt trời

Theo Popular Mechanics, Bill Gates ủng hộ dự án nghiên cứu của Đại học Harvard nhằm giảm tác động từ ánh sáng Mặt trời.

Đăng ngày: 29/03/2021
Vi nhựa tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh

Vi nhựa tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh

Vi nhựa được coi là chất gây ô nhiễm đại dương và đường nước.

Đăng ngày: 26/03/2021
Băng tan có thể dẫn tới động đất gây siêu sóng thần

Băng tan có thể dẫn tới động đất gây siêu sóng thần

Các nhà khoa học Mỹ đã lập mô hình cho thấy sông băng tan với khối lượng lớn đã ảnh hưởng đến động đất gây siêu sóng thần ở vịnh Lituya (Alaska) năm 1958.

Đăng ngày: 25/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News