10 vạn lượng vàng tương đương 500kg, người xưa lấy đâu ra nhiều vàng mà ban thưởng vậy?
Vàng là kim loại quý hiếm. Cho đến nay, tổng sản lượng vàng do con người khai thác chỉ đạt là 190.000 tấn, trong đó hơn 2/3 được khai thác sau năm 1950. Điều này đồng nghĩa với việc trong hàng nghìn năm lịch sử trước đây, lượng vàng sở hữu chỉ vỏn vẹn vài chục nghìn tấn, một nửa trong số đó được dùng để chế tạc các sản phẩm bằng vàng.
Tuy nhiên, trong một số tác phẩm điện ảnh và truyền hình, chúng ta thường nghe kể rằng các bậc đế vương thời xưa có khi thưởng đến 10 vạn lượng vàng - mà theo cách đo đạc thời bấy giờ, 10 vạn lượng vàng tương đương với 500kg vàng.
Ngày nay, trữ lượng vàng của một quốc gia phát triển ở Châu Âu chỉ còn vài trăm tấn, nếu ở Trung Quốc cổ đại có nhiều vàng như vậy thì bây giờ toàn bộ số vàng này đã đi đâu?
Trước thời nhà Tần và nhà Hán, cái mà người Trung Quốc gọi là vàng thực chất là... đồng. Vào thời điểm đó sản lượng đồng rất cao và tính chất hóa học của đồng rất ổn định nên đồng đã sớm trở thành đại diện cho tiền tệ, giao thương giữa các quốc gia cũng được thực hiện bằng đồng.
Nhìn bề ngoài, đồng có màu vàng, vì vậy "vàng" được nhắc đến tại thời điểm đó chính là đồng!
Vàng vào thời Đường. (Nguồn: Baidu)
Sau thời nhà Hán, vàng mới dần dần lọt vào tầm ngắm của con người. Vào thời điểm đó, sản lượng vàng rất khan hiếm nên không được đưa vào giao thương mà chủ yếu dùng chế tác đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp.
Vào thời nhà Tùy và nhà Đường, vàng có giá trị cao nhất và có rất ít vàng nguyên chất. Số vàng mà các hoàng đế cổ đại ban tặng là 10.000 lượng nhưng cũng không có nhiều vàng trong đó, hầu hết chỉ là bạc và đồng.
Cho đến thời nhà Minh và nhà Thanh, do trữ lượng vàng hàng nghìn năm của Trung Quốc và lượng vàng bạc đổ vào từ nước ngoài tăng cao nên dự trữ vàng của Trung Quốc đã thực sự trở thành hàng đầu thế giới. Khi này, vàng mà hoàng đế ban thưởng căn bản là vàng ròng, nhưng không đến mấy vạn lượng, mấy trăm lượng đã là phần thưởng vô cùng cao.
Tuy nhiên, từ thời cận đại đến nay, do có nhiều cuộc chiến tranh xảy ra và có những thời kỳ hàng hóa bị bán phá giá, nên kim loại quý của Trung Quốc đã tràn ra nước ngoài nhiều. Ngày nay, lượng vàng dự trữ của Trung Quốc còn lại không nhiều chủ yếu là do nguyên nhân này.

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Pháo hoa hoạt động như thế nào?
Vào những dịp lễ lớn trên khắp thế giới thì pháo hoa luôn được mang ra trình diễn ở những nơi công cộng với những cảnh quan hoành tráng đầy màu sắc và âm thanh.

Vận động trí óc thật nhiều có giúp chúng ta đốt cháy lượng calo dư thừa?
Hoạt động nhận thức có thể đốt cháy năng lượng bên trong cơ thể, nhưng chừng đó là chưa đủ để tác động đến toàn bộ vóc dáng của chúng ta.

Dầu chống rỉ sét RP7 là gì?
Dầu chống rỉ sét RP7 là loại dầu được đóng gói dưới dạng chai xịt đa dụng, có nhiều tác dụng chống rỉ (gỉ) sét, bôi trơn, bảo vệ kim loại chống ăn mòn,… cho các động cơ.
