Các nhà khoa học phát triển robot tự động gieo hạt trên sa mạc
Robot A'seedbot trang bị pin năng lượng mặt trời, có thể sạc vào ban ngày rồi hoạt động vào ban đêm trong bán kính 5km.
Triển lãm Global Grad Show thường niên ở Dubai luôn tràn ngập những ý tưởng độc đáo. Triển lãm quốc tế này được giới thiệu là nơi quy tụ những dự án thiết kế sau đại học đa dạng nhất với mục đích cung cấp giải pháp cho các vấn đề môi trường và xã hội. Do ảnh hưởng của Covid-19, một phần triển lãm năm nay diễn ra trực tuyến, nhưng khu vực MENA (gồm Trung Đông và Bắc Phi) được tổ chức trực tiếp trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Dubai diễn ra từ ngày 8 - 13/11.
A'seedbot - robot tự động gieo hạt giống trên sa mạc. (Ảnh: Global Grad Show)
Năm 2020, nhiều ý tưởng được đưa ra nhằm ứng phó với đại dịch và phù hợp với trạng thái bình thường mới. Trong khi đó, triển lãm năm nay có hai hay ba xu hướng, theo giám đốc Global Grad Show Tadeu Caravieri. "Mọi người cực kỳ quan tâm đến sức khỏe và sức khỏe tinh thần. Họ cũng chú ý đến việc làm thế nào để biến ngôi nhà thành một nơi tiện nghi để làm việc, học tập, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo được lượng thực phẩm", Caravieri nói.
Cùng với mối quan tâm về đại dịch, môi trường là đề tài quan trọng hàng đầu tại triển lãm. Một trong những thiết kế đáng chú ý thuộc đề tài này là A'seedbot, robot chạy bằng năng lượng mặt trời có thể gieo hạt trên sa mạc. "Tôi mong muốn ngoài kia sẽ có nhiều cây xanh hơn", Mazyar Etehadi, nghiên cứu sinh tại Viện Thiết kế và Đổi mới Dubai, người thiết kế A'seedbot, chia sẻ.
A'seedbot dài khoảng 20 cm với các chân được chế tạo bằng công nghệ in 3D. Robot trang bị pin mặt trời để sạc vào ban ngày và làm việc vào buổi tối. Nó có thể chạy tự động trong bán kính 5km. A'seedbot di chuyển trên cát để tìm nơi có độ ẩm thích hợp (được phát hiện nhờ "mắt" của robot) và gieo hạt giống. Nó cũng trang bị các cảm biến, hệ thống định hướng và tránh va chạm. Nhờ vậy, robot có thể vận hành tự động và con người chỉ cần giúp đổ đầy lại hạt giống.
"Tôi cho rằng đây là giải pháp có thể dễ dàng nghĩ ra, nhưng chưa ai thực sự làm vậy", Etehadi nói. Etehadi cũng cho biết, anh đang phát triển một phiên bản có thể chạy trên nhiều loại cát khác nhau và một số nhà đầu tư đã thể hiện sự quan tâm đến thiết kế của mình.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
