Các nhà khoa học tìm ra bí quyết pha cà phê ngon

Để có được một ly cà phê ưng ý, bạn cần kết hợp nhiều yếu tố từ phối trộn nguyên liệu, nước sôi đến cách pha chế.

Trong bài báo đăng trên tạp chí khoa học Matter, một nhóm tác giả đã phát triển phương pháp pha chế cà phê Espresso dựa trên mô hình toán học và những thực nghiệm.

Theo kết quả nghiên cứu, hương vị của một tách cà phê phụ thuộc vào chất lượng cà phê hạt, thành phần hóa học của nước, quy trình rang xay và phương pháp pha chế. Trong đó nguyên liệu chiếm đến 50%.

Các nhà khoa học tìm ra bí quyết pha cà phê ngon
Các nhà khoa học đã tìm ra bí quyết pha cà phê ngon, chất lượng đồng điều. (Ảnh: Getty Images).

Để pha cà phê Espresso, nước nóng được ép qua một lớp cà phê nghiền mịn. Nhân viên pha chế sẽ quyết định sử dụng bao nhiêu cà phê và nước, nguyên liệu được nghiền mịn như thế nào. Áp suất nước, nhiệt độ và liều lượng pha cũng ảnh hưởng lớn đến hương vị. Tất cả yếu tố này kiểm soát tỷ lệ tương đối của khoảng 2.000 hóa chất khác nhau có trong một tách cà phê.

Tuy nhiên, cùng một quy trình, cùng người pha chế, hương vị của mỗi ly cà phê cũng có sự khác biệt. Vì vậy, các nhà khoa học muốn tìm ra cách thức kiểm soát được chất lượng thông qua mô hình toán học.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà toán học, hóa học, khoa học vật liệu và chuyên gia pha chế. Họ tạo ra mô phỏng quá trình pha cà phê Espresso trong điều kiện thực tế, dự đoán năng suất chiết xuất (tỷ lệ cà phê hòa tan khi pha). Đây là chỉ số được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất cà phê để phân biệt các công thức pha chế.

Sau khi giải hàng loạt bài toàn phức tạp, các tác giả nhận thấy mô hình toán học dự đoán chính xác năng suất chiết xuất trong hầu hết trường hợp ngoài thực tế, ngoại trừ cà phê được nghiền rất nhuyễn.

Trong tình huống đó, nước không thấm đều khi đi qua lớp cà phê, dẫn đến những phần bị chiết xuất quá mức, nhưng lại có phần chưa chiết xuất hết.

Trái với dự đoán trước đó, kết quả cho thấy để có những cốc cà phê ngon, chất lượng đồng đều, nhân viên pha chế nên dùng ít cà phê hơn và không xay quá mịn. Khi lượng cà phê giảm xuống, nước thấm qua dễ hơn, đều hơn. Bột cà phê thô giúp chiết xuất thành phần hóa học từ nguyên liệu vừa phải, đúng với mô hình đã được tính toán, ít có sự sai lệch. Từ đó, những ly cà phê được làm ra nhanh hơn, màu sắc tươi sáng, ngọt và tính axit đồng đều mỗi lần pha.

Tất nhiên không phải ai cũng thích những ly cà phê có hương vị giống nhau. Do đó các tác giả đề xuất nhiều quy trình pha chế, giúp nhân viên có thể chủ động tạo ra hương vị theo ý muốn.

Bên cạnh đó, quy trình mới giúp giảm đến 25% lượng xác cà phê sau mỗi lần pha Espresso. Điều này làm tăng đáng kể lợi nhuận của các cửa hàng cà phê, nhưng vẫn không giảm chất lượng. Theo các tác giả, chỉ tính riêng thị trường Mỹ, nó có thể giúp tiết kiệm 1,1 tỷ USD.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khẩu trang và những điều cần biết nếu không muốn hại thân

Khẩu trang và những điều cần biết nếu không muốn hại thân

Có một thực tế là, khẩu trang vải là loại lọc bụi kém hiệu quả nhất nhưng lại được sử dụng nhiều nhất!

Đăng ngày: 01/02/2020
Lịch sử ra đời của khẩu trang

Lịch sử ra đời của khẩu trang

Dịch SARS, cúm gia cầm, Ebola và gần đây nhất là virus corona cùng sự ô nhiễm không khí, bụi mịn gia tăng khiến khẩu trang trở thành vật dụng không thể thiếu khi ra đường.

Đăng ngày: 30/01/2020
Tổng quan về thành phố Vũ Hán

Tổng quan về thành phố Vũ Hán

Thành phố Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/01/2020
Vì sao khi ốm, người ta chỉ bị tắc một bên mũi?

Vì sao khi ốm, người ta chỉ bị tắc một bên mũi?

Khi bị ốm hay cảm cúm, chúng ta thường chỉ bị tắc một bên mũi. Điều này quả thực rất khó chịu. Tại sao lại vậy?

Đăng ngày: 30/01/2020
Nghiên cứu đột phá: Biến cáp quang biển thành hệ thống phát hiện động đất

Nghiên cứu đột phá: Biến cáp quang biển thành hệ thống phát hiện động đất

Các nhà nghiên cứu đề xuất sử dụng cáp quang cáp ngầm dưới biển hiện có để làm công cụ phát hiện địa chấn.

Đăng ngày: 29/01/2020
Sốc: Nồng độ CO2 trong khí quyển đã chạm tới ngưỡng cao nhất trong lịch sử loài người

Sốc: Nồng độ CO2 trong khí quyển đã chạm tới ngưỡng cao nhất trong lịch sử loài người

Thậm chí nồng độ CO2 đạt đỉnh khi còn chưa qua tháng đầu tiên của năm 2020. Thật đáng buồn khi mỗi năm chúng ta lại ghi nhận một kỷ lục mới về lượng CO2 trong khí quyển.

Đăng ngày: 29/01/2020
Giải mã bí mật đằng sau màn ảo thuật điều khiển rắn hổ mang bằng kèn của phù thủy rắn Ấn Độ

Giải mã bí mật đằng sau màn ảo thuật điều khiển rắn hổ mang bằng kèn của phù thủy rắn Ấn Độ

Chứng kiến màn ảo thuật kết hợp giữa rắn và kèn pungi, nhiều người đã bị lầm tưởng về khả năng tiếp thu âm thanh của loài bò sát này khi chúng uốn lượn thân mình bởi tiếng nhạc.

Đăng ngày: 28/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News