Các nhà khoa học vĩnh biệt robot thăm dò sao chổi Philae

Các nhà khoa học Cơ quan Vũ trụ Đức (DLR) từ bỏ hy vọng khôi phục liên lạc với robot thăm dò không gian Philae vì tấm pin điện Mặt Trời của nó đã ngừng hoạt động.

Theo Reuters, các nhà khoa học DLR hôm 12/2 cho biết, họ nghi ngờ Philae đang nằm phủ bụi và quá lạnh, không thể hoạt động.


Những hình ảnh cuối cùng về robot thăm dò Philae tháng 11/2014. (Ảnh: ESA).

"Bất hạnh là xác suất Philae tái liên lạc với đội chúng tôi ở Trung tâm Kiểm soát Hạ cánh DLR gần như bằng không. Chúng tôi sẽ không nhận được bất kỳ tín hiệu nào nữa", Stephan Ulamec, giám đốc dự án Philae của DLR hôm 12/2 cho biết.

Tháng 11/2014, Philae hạ cánh trên sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko và hoạt động trong 60 giờ, liên lạc và truyền thông tin về mặt đất. Đó được coi là kỳ tích nổi bật của ngành du hành không gian chính xác. Tuy nhiên sau đó nó bị kẹt trong một vách đá, không thu đủ năng lượng và "ngủ đông".

Robot Philae bất ngờ hồi sinh vào tháng 6 năm ngoái, truyền hơn 300 gói dữ liệu về trụ sở DLR, mang lại hy vọng cho các nhà khoa học rằng nó sẽ hoàn thành một số thí nghiệm chưa kịp thực hiện, trước khi pin Mặt Trời ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, kể từ 9/7, Philae không hề liên lạc với tàu vũ trụ Rosetta, con tàu mà nó tách ra trước khi đổ bộ xuống sao chổi năm 2014. Nỗ lực cuối cùng tái thiết lập liên lạc với Philae thất bại.

"Nếu bây giờ mà nhận được tín hiệu của nó, quả là điều cực kỳ ngạc nhiên", Ulamec nói.


Mô hình tàu đổ bộ thăm dò Philae. (Ảnh: Reuters).

Nhiệt độ ban đêm bây giờ có thể xuống dưới -180 độ C vì sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko di chuyển xa khỏi Mặt Trời. Mức nhiệt này lạnh hơn nhiều so với khả năng chịu đựng của Philae. Ngoài ra, tấm pin thu điện Mặt Trời của nó có khả năng đã bị bụi bao phủ.

Mặc dù Philae không thực hiện được nhiều thí nghiệm như dự kiến, nhưng các thông tin mà nó cung cấp đã bước đầu định hình lại kiến thức về sao chổi, và sẽ là bài học hữu dụng để các nhà khoa học thiết kế tàu đổ bộ thăm dò trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 20/01/2025
Siêu Trái Đất có khí hậu hoàn hảo cho sự sống

Siêu Trái Đất có khí hậu hoàn hảo cho sự sống

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy các điều kiện trên hành tinh Kepler-62f ở cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng rất thuận lợi cho sự sống phát triển.

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News