Các nhà nghiên cứu xác định 15 loài ong cúc cu mới

Ong cúc cu thường xâm nhập vào tổ của loài ong khác để đẻ trứng. Sau đó, những con ong con mới nở của chúng sẽ giết chết và ăn ấu trùng hoặc trứng của loài ong làm chủ cái tổ đó để tiêu thụ nguồn lương thực là phấn hoa mà loài ong đó kiếm về.

Mới đây, trong một bài báo được công bố trên tạp chí truy cập mở ZooKeys, 15 loài ong cúc cu mới được xác định, trong đó, chín loài được phát hiện trưng bày trong các bộ sưu tập và bảo tàng trên khắp Bắc Mỹ bởi TS. York Thomas Onuferko tại Khoa Khoa học, trường Đại học York (Anh), cùng với sáu loài khác chưa được công bố.

Ong cúc cu có hình dáng gần giống với ong bắp cày. Tuy nhiên, không giống như các loài ong khác, ong cúc cu không có những sợi lông - dụng cụ để thu thập phấn hoa. Trên thực tế, thông tin về loài ong này chưa nhiều, ngoại trừ việc tên của chúng được đặt theo loài chim cúc cu có biểu hiện hành vi tương tự là chuyên rình sự vắng mặt của chủ nhân để đẻ trứng trộm vào tổ của loài chim khác.

Các nhà nghiên cứu xác định 15 loài ong cúc cu mới
Ong cúc cu không có những sợi lông - dụng cụ để thu thập phấn hoa.

Hiện nay, có tổng cộng 43 loài ong cúc cu được biết đến trong chi Epeolus (phát âm ee-pee-oh-lus) ở Bắc Mỹ. Một số loài trong số đó không được chú ý do chúng có thói quen bay lơ lửng gần mặt đất hoặc "ngủ" trên lá cây vì không có tổ của riêng mình. Chúng có chiều dài cơ thể chỉ từ 5,5 đến 10mm, nhỏ hơn và hiếm hơn so với loài ong làm chủ tổ mà chúng xâm nhập.

TS. Onuferko cho biết: “Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên đối trong khi một số khu vực đã được nghiên cứu và khám phá kỹ lưỡng như Canada và Hoa Kỳ vẫn còn tiềm năng phát hiện loài mới”. "Mọi người có thể đã nắm được thông tin về một vài loài mới mà tôi mô tả, nhưng thực tế là trước đây, chúng chưa bao giờ được đặt tên. Thậm chí, có một số loài khác chưa từng được biết đến".

Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình xác định loài ong cúc cu là do chúng có hình dáng nhỏ bé, không được thu thập thường xuyên và khó phân biệt. Onuferko đã đi thăm quan những nơi trưng bày các bộ sưu tập loài ong cúc cu trên khắp Bắc Mỹ và đã thu thập được các mẫu vật và gửi đến Phòng thí nghiệm Packer tại Đại học York để tiến hành kiểm tra.

Nhiều loài ong cúc cu mới được mô tả với hình dáng gồm những sợi lông ngắn màu đen, trắng, đỏ và vàng, tạo thành hoa văn nhìn rất đẹp mắt. Trong số đó, có một loài được Onuferko được đặt theo tên của nhà truyền giáo, nhà tự nhiên học người Anh nổi tiếng Sir David Attenborough, đó là: Epeolus attenboroughi. Bên cạnh đó, Onuferko cũng đã đặt tên cho một loài ong cúc cu khác là Epeolus packeri, theo tên của Giáo sư Laurence Packer, chuyên gia nghiên cứu về ong, Đại học York. Ông cho rằng cái tên "epeolus" xuất phát từ tên gọi ngắn gọn Epeus/Epeius của một người lính trong thần thoại Hy Lạp.

Phát hiện về 15 loài ong cúc cu mới mang lại niềm hy vọng và niềm vui cho các nhà nghiên cứu và những người đam mê tìm hiểu về loài ong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Phát hiện nguồn gốc loài nấm giết động vật lưỡng cư

Phát hiện nguồn gốc loài nấm giết động vật lưỡng cư

Một nghiên cứu trên tạp chí Science ủng hộ ý kiến cho rằng ngành buôn bán thú cưng đã giúp làm lây lan các dòng sát thủ của nấm chytrid trên khắp thế giới.

Đăng ngày: 15/05/2018
Virus cổ xưa có

Virus cổ xưa có "họ hàng với HIV" đột nhiên trỗi dậy

"Chưa bao giờ HTLV-1 phát triển đến vậy", tiến sĩ Robert Gallo, đồng sáng lập kiêm giám đốc Viện Virus học thuộc Đại học Y Maryland, nơi tìm ra HTVL-1 vào năm 1979 nhận định.

Đăng ngày: 15/05/2018
Quá hiếm: Bụi hoa tre to như chuồng nhốt trâu, bò ở Quảng Ngãi

Quá hiếm: Bụi hoa tre to như chuồng nhốt trâu, bò ở Quảng Ngãi

Có hình dáng giống như cây rơm, chiều cao ước đến 2m, đường kính ở phía gốc hơn 3,5m, bụi hoa tre ở xóm Bờ, xã Trà Khê, huyện Tây Trà được xem là của hiếm vì quá “độc”.

Đăng ngày: 12/05/2018
Kinh dị gián khổng lồ lúc nhúc trên tay người, được làm thú cưng

Kinh dị gián khổng lồ lúc nhúc trên tay người, được làm thú cưng

Khi trưởng thành, loài gián khổng lồ này có thể dài tới 8cm, nặng tới 30gram. So với các loài côn trùng khác, gián khổng lồ cũng có tuổi thọ rất dài, lên tới 10 năm hoặc hơn.

Đăng ngày: 10/05/2018
Cận cảnh cây pơ mu

Cận cảnh cây pơ mu "khủng" gần 1.000 tuổi vừa phát hiện Hà Tĩnh

Đợt thực địa, nghiên cứu tại độ cao 1.445m thuộc tiểu khu 203 (gần biên giới Việt-Lào) vào đầu tháng 5, nhóm nghiên cứu của Vườn Quốc gia Vũ Quang đã phát hiện một quần thể pơ mu mới.

Đăng ngày: 10/05/2018
Phương pháp mới giúp tăng năng suất cây trồng không cần dựa vào biến đổi gene

Phương pháp mới giúp tăng năng suất cây trồng không cần dựa vào biến đổi gene

Theo Technology Review, phương pháp xử lý hạt bông mới đã tác động tới những vi khuẩn có lợi bên trong để nâng cao khả năng chịu hạn của cây bông.

Đăng ngày: 10/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News