Các nhà thiên văn học xác định khoảng cách của 18 thiên hà lùn mới

Nghiên cứu mới của các nhà thiên văn học Nga cung cấp nền tảng để tìm hiểu bản chất của thiên hà lùn trong vũ trụ.

Các thiên hà lùn, đặc biệt là hệ thống chứa hydro và nằm xa cụm thiên hà lớn, luôn là mục tiêu quan sát thu hút các nhà khoa học. Quá trình tiến hóa của chúng được cho là không có bất kỳ tác động nào từ bên ngoài, bởi vậy, hệ thống này có thể cung cấp những thông tin quan trọng về quá trình hình thành sao trong các thiên hà.

Nhóm nghiên cứu từ Đài quan sát Vật lý Thiên văn Đặc biệt (SAO) của Nga đã tìm thấy 18 thiên hà lùn mới thông qua quan sát vô tuyến từ cuộc khảo sát Arecibo Legacy Fast ALFA (ALFALFA) và dữ liệu hình ảnh từ Kính viễn vọng Không gian Hubble. Tuy nhiên, để hiểu về bản chất của chúng, cần có các phép đo khoảng cách chính xác.

Các nhà thiên văn học xác định khoảng cách của 18 thiên hà lùn mới
Hình ảnh của một số thiên hà lùn mới được chụp bởi kính viễn vọng Hubble. (Ảnh: Nikolay A. Tikhonov).

Các nhà thiên văn học Olga Galazutdinova và Nikolay A. Tikhonov từ SAO đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là TRGB để đo khoảng cách dựa trên vị trí các đỉnh của nhánh sao khổng lồ đỏ (RGB).

"Dữ liệu hình ảnh của Hubble cho phép chúng tôi xây dựng biểu đồ độ màu của cả những ngôi sao trẻ (sao siêu sáng màu đỏ và xanh) và nhóm sao già (sao khổng lồ đỏ). Đối với mỗi thiên hà, chúng tôi xác định vị trí đỉnh cũng như chỉ số màu của RGB và qua đó, đo khoảng cách tới các thiên hà lùn và tính kim loại của sao lùn đỏ dựa trên các phương trình của Lee và cộng sự (1993)", Tikhonov giải thích.

Theo báo cáo xuất bản trên tạp chí arXiv trong tháng 10, các thiên hà lùn mới nằm cách Trái Đất từ 16,6 đến 39,1 triệu năm ánh sáng. Trong đó, thiên hà gần nhất có ký hiệu là AGC 238890 và thiên hà xa nhất được gọi là AGC 747826.

Nhóm nghiên cứu cho biết đã xác định được hai thiên hà nhị phân có ký hiệu AGC 198507 và AGC 739005, bốn hệ thống có hình dạng không đối xứng và 6 thiên hà có hàm lượng kim loại thấp, đặc biệt là AGC 198691 với chỉ số [Fe/H] ở mức xấp xỉ -2,88.

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 quốc gia ký thỏa thuận thám hiểm Mặt trăng

8 quốc gia ký thỏa thuận thám hiểm Mặt trăng

Ngày 13/10, NASA cho biết 8 nước đã ký Hiệp định Artemis, một thỏa thuận quốc tế về hoạt động thám hiểm Mặt Trăng.

Đăng ngày: 15/10/2020
Vật thể ngoài hành tinh từng

Vật thể ngoài hành tinh từng "lột trần" Trái đất, tiêu diệt hàng loạt sinh vật

Những bông hoa cổ đại với phấn hoa bị dị dạng đã hé lộ thảm họa từ ngoài hành tinh gây ra đại tuyệt chủng kỷ Devon 360 triệu năm trước cho Trái đất.

Đăng ngày: 15/10/2020
3 tiểu hành tinh liên tiếp lao sượt qua Trái đất

3 tiểu hành tinh liên tiếp lao sượt qua Trái đất

3 tiểu hành tinh, trong đó vật thể nhanh nhất có tốc độ 51.500km mỗi giờ, sẽ bay qua sát Trái đất trong đêm 14/10.

Đăng ngày: 15/10/2020
Bên trong lỗ đen có thể là một vũ trụ khác

Bên trong lỗ đen có thể là một vũ trụ khác

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã thử tìm lời giải cho câu hỏi lỗ đen là gì. Liệu trong đó chứa lỗ giun hay một vũ trụ thu nhỏ?

Đăng ngày: 14/10/2020
Rác thải không gian bao trùm Trái đất đang dần “bít cửa” ra ngoài vũ trụ của con người

Rác thải không gian bao trùm Trái đất đang dần “bít cửa” ra ngoài vũ trụ của con người

Một vấn đề chưa hề biến mất mà thậm chí còn đang dần trở nên tồi tệ hơn.

Đăng ngày: 14/10/2020
SpaceX chế tạo tên lửa có thể

SpaceX chế tạo tên lửa có thể "ship hàng" đến bất kỳ nơi nào trên Trái đất trong 60 phút

Theo SpaceX, hãng này sẽ chế tạo một tên lửa có thể mang tải trọng lên tới 80 tấn, tương tự như tải trọng của một chiếc C-17.

Đăng ngày: 13/10/2020
Chế tạo tàu lai dắt năng lượng hạt nhân để bay đến các hành tinh khác

Chế tạo tàu lai dắt năng lượng hạt nhân để bay đến các hành tinh khác

Nga có kế hoạch chi hơn 52 triệu USD cho việc phát triển tàu lai dắt chạy bằng năng lượng hạt nhân để phục vụ các chuyến bay vũ trụ đến các hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 12/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News