Các nhà thiên văn phát hiện hành tinh nước sôi sùng sục?

Các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh có thể được bao bọc bởi một đại dương nước sôi sùng sục, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.

Khi phân tích dữ liệu được kính James Webb truyền về, đội ngũ chuyên gia Đại học Cambridge (Anh) phát hiện một hành tinh thật sự đặc biệt và đặt tên là TOI-270 d.

Hành tinh trên thuộc hệ sao lùn đỏ TOI-270, cách trái đất khoảng 70 năm ánh sáng và có tổng cộng 3 hành tinh.

Các nhà thiên văn phát hiện hành tinh nước sôi sùng sục?
Mô phỏng hành tinh TOI-270 d. (Ảnh: CHỤP TỪ PA).

Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của khí quyển của TOI-270 d cho thấy đây có thể là một "thế giới Hycean", chỉ một hành tinh có đại dương rộng lớn và khí quyển giàu khí hydro.

Không dừng lại ở đó, các nhà khoa học cũng tính toán được nhiệt độ nước biển có thể lên đến 100 độ C, có nghĩa là hành tinh bao phủ bởi đại dương nước sôi.

Tuy nhiên, dữ liệu trên cũng có thể diễn dịch theo cách khác. Tờ The Guardian dẫn lời nhóm các nhà khoa học Đại học Montreal (Canada) cho rằng hành tinh có thể chứa bề mặt đầy đá và được bao phủ bởi bầu khí quyển cực dày cấu tạo từ hơi nước siêu nóng và khí hydro.

Theo nhóm này, nhiệt độ trên bề mặt hành tinh có lẽ lên đến 4.000 độ C.

"Chúng tôi phân tích thấy được nhiệt độ trên hành tinh quá nóng để hành tinh có thể duy trì trạng thái lỏng", tờ The Guardian dẫn lời giáo sư Björn Benneke của Đại học Montreal (Canada).

Các đội ngũ chuyên gia tiếp tục nghiên cứu để rút ra kết luận được thống nhất về TOI-270 d. Hành tinh này đang trong tình trạng bị khóa một mặt về hướng sao trung tâm, và mặt còn lại chìm trong bóng tối vĩnh viễn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện

Phát hiện "biển vũ trụ" lơ lửng, nhiều nước gấp 3 lần Trái đất

Ở nơi một hoặc nhiều hành tinh có thể sắp sửa ra đời, các nhà thiên văn đã tìm thấy lượng nước nhiều gấp 3 lần các đại dương Trái đất cộng lại.

Đăng ngày: 11/03/2024
Phát hiện tiền thân của sự sống ở “tử địa” vũ trụ

Phát hiện tiền thân của sự sống ở “tử địa” vũ trụ

Giữa một vùng không gian chết chóc, tràn ngập ánh sáng cực tím và các dạng tia vũ trụ khắc nghiệt khác, các yếu tố tiền thân của sự sống xuất hiện.

Đăng ngày: 10/03/2024
Phát hiện thiên hà

Phát hiện thiên hà "chết" lâu đời nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học sử dụng Kính thiên văn James Webb đã phát hiện ra thiên hà " chết" lâu đời nhất từng được quan sát thấy, chỉ 700 triệu năm sau Vụ nổ lớn Big Bang.

Đăng ngày: 08/03/2024
Những ngôi sao đi qua có thể đã làm thay đổi quỹ đạo và khí hậu của Trái đất

Những ngôi sao đi qua có thể đã làm thay đổi quỹ đạo và khí hậu của Trái đất

Sự thay đổi khí hậu ngày nay của Trái đất là do con người gây ra, nhưng lực hấp dẫn của các hành tinh khác cũng có thể gây ra các kiểu khí hậu lâu dài bằng cách thay đổi một chút quỹ đạo của hành tinh chúng ta.

Đăng ngày: 08/03/2024
Khoa học đánh giá lại khả năng tiểu hành tinh Apophis đâm Trái đất

Khoa học đánh giá lại khả năng tiểu hành tinh Apophis đâm Trái đất

Theo các quan sát và tính toán mới nhất, vẫn có những nguy cơ nhất định khiến tiểu hành tinh Apophis thay đổi quỹ đạo và đâm vào Trái đất vào năm 2029.

Đăng ngày: 08/03/2024
Tiết lộ các mục tiêu khám phá của kính thiên văn James Webb

Tiết lộ các mục tiêu khám phá của kính thiên văn James Webb

Kính thiên văn James Webb sẽ sớm bắt đầu thực hiện danh sách việc cần làm hấp dẫn cho năm 2024 và 2025, bao gồm nghiên cứu về hố đen, mặt trăng ngoại hành tinh, năng lượng tối và hơn thế nữa.

Đăng ngày: 08/03/2024
Lộ diện hệ 6 hành tinh “khiêu vũ” bị nghi có người ngoài Trái đất

Lộ diện hệ 6 hành tinh “khiêu vũ” bị nghi có người ngoài Trái đất

Các nhà khoa học tin rằng có thể tìm kiếm công nghệ ngoài Trái đất ở HD 110067, nơi 6 hành tinh quay quanh nhau nhịp nhàng, hoàn hảo.

Đăng ngày: 07/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News