Các phi hành gia thường tử vong do bệnh gì?
Các nhà khoa học Nga đã phân tích dữ liệu của hơn một trăm nhà du hành vũ trụ từng lên quỹ đạo (khoảng một phần ba trong số đó hiện đã chết) và nghiên cứu lý do họ qua đời là gì.
Như chúng ta đã biết, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của hành tinh Yuri Gagarin không qua đời vì bệnh tật. Ông chết một cách bi thảm cách đây 53 năm - vào ngày 27/3/1968, khi đang thực hiện chuyến bay huấn luyện trên máy bay MiG-15UTI.
Tuổi chết trung bình của phi hành gia là 64,4 tuổi.
Dữ liệu về cái chết của các phi hành gia được đưa ra trong báo cáo chung của các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Y học Nghề nghiệp mang tên Izmerov, Trung tâm Lý Y Sinh Liên bang mang tên Burnazyan và Viện Các vấn đề Y sinh (IBMP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 118 nhà du hành vũ trụ Liên Xô và Nga, và thời gian "quan sát" là gần 60 năm (từ ngày 1/1/1960 đến ngày 31/12/2018). Cho tới thời điểm này, 37 phi hành gia đã chết.
Hóa ra 48,65% ca tử vong do các bệnh tim mạch và 27,03% do ung thư ác tính. Khá nhiều trường hợp tử vong do nguyên nhân bên ngoài - 16,22%. Các nguyên nhân khác được quan sát thấy trong 5,41% trường hợp tử vong, có một ca không rõ nguyên nhân. Tuổi chết trung bình là 64,4 tuổi.
Các nhà khoa học phân ra các nhóm phi hành gia để nghiên cứu cho đến năm 1989. Những người đã khuất từng ở trên quỹ đạo 2.155 ngày trong tổng số 14.749 ngày do 118 phi hành gia thực hiện.
Các tác giả đưa ra kết luận rằng tất cả các phi hành gia đã chết đều thực hiện các chuyến bay của họ vào buổi bình minh của ngành du hành vũ trụ, do đó các chuyến bay này đều ngắn ngày và hiện không có đủ dữ liệu để đánh giá tác động của các chuyến bay vũ trụ đối với sức khỏe trong dài hạn.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
