Các rạn san hô đối mặt nguy cơ từ dịch bệnh của nhím biển ở Biển Đỏ

Một dịch bệnh hủy diệt loài nhím biển có nguy cơ đe dọa các rạn san hô toàn cầu, đang lây lan đến vùng biển nhiệt đới Tam giác san hô, trải dài đến ngoài khơi Đông Nam Á và rạn san hô Great Barrier. Đây là cảnh báo của các nhà khoa học Israel trên Tạp chí Current Biology.

Các rạn san hô đối mặt nguy cơ từ dịch bệnh của nhím biển ở Biển Đỏ
San hô bị tẩy trắng quanh đảo Lizard trên rạn san hô Great Barrier (Australia) ngày 5/4/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Ông Omri Bronstein, nhà động vật học từ Đại học Tel Aviv và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Steinhardt cho biết mầm bệnh hủy diệt nhanh và mạnh, khiến nhiều đàn nhím biến mất chỉ trong hai ngày do đó khó có thể đánh giá bao nhiêu nhím biển đã bị chết.

Dịch bệnh được cho là đang lây lan về phía Đông đến vùng biển nhiệt đới Tam giác san hô, trải dài đến ngoài khơi Đông Nam Á và rạn san hô Great Barrier.

Ông Bronstein mô tả đợt dịch này ở nhím biển là "máy xén cỏ" đối với các rạn san hô, do chúng loại bỏ tảo vốn ngăn ánh sáng Mặt trời giúp san hô phát triển.

Ở Vịnh Aqaba, không có sinh vật nào đảm nhiệm vai trò này và lớp tảo bao phủ đã phát triển rất mạnh.

Ông nhấn mạnh khi hiện tượng nhím biển chết bắt đầu tại Biển Đỏ, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân có thể do ô nhiễm hoặc một nguyên nhân gì đó rất nghiêm trọng.

Nhóm các nhà khoa học Israel hiện đang hợp tác với các nhà khoa học trong khu vực để vẽ bản đồ dịch và thu thập thêm chi tiết, theo đó thu thập các mẫu ADN lấy từ các vùng nước khác nhau để đánh giá mức độ tương tác của các sinh viên biển đối với môi trường.

Đợt dịch này ở loài nhím biển được phát hiện lần đầu tiên ở Vịnh Aqaba 1 năm trước, liên quan đến hàng loạt nhím biển chết ở Biển Đỏ, bán đảo Arab và đảo Reunion ngoài khơi Madagascar.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mập hổ nôn ra nhím khiến nhà khoa học bất ngờ

Cá mập hổ nôn ra nhím khiến nhà khoa học bất ngờ

Con nhím nhiều khả năng bơi qua giữa hai hòn đảo ở Queensland và không may bị cá mập hổ đớp trúng.

Đăng ngày: 08/06/2024
Cá voi dài 10m liên tục ngoi lên mặt nước ở vùng biển Bình Định

Cá voi dài 10m liên tục ngoi lên mặt nước ở vùng biển Bình Định

Một ngư dân tỉnh Bình Định trong lúc khai thác thủy sản trên khu vực biển ở xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn đã bắt gặp một con cá voi dài khoảng 10m ngoi lên mặt nước để săn mồi.

Đăng ngày: 07/06/2024
Mực bạch tuộc tấn công camera dưới biển sâu

Mực bạch tuộc tấn công camera dưới biển sâu

Cuộc tấn công bất ngờ của mực bạch tuộc với camera dưới nước hé lộ cách chúng sử dụng cơ quan phát quang sinh học cực lớn để bắt mồi.

Đăng ngày: 01/06/2024
Vì sao xảy ra hiện tượng san hô chết, bị tẩy trắng ở Côn Đảo?

Vì sao xảy ra hiện tượng san hô chết, bị tẩy trắng ở Côn Đảo?

Ở thời điểm hiện tại, nhiệt độ nước tầng đáy của vùng biển Côn Đảo là 32 độ C; nếu nhiệt độ nước biển tại các rạn san hô không giảm thì khả năng phục hồi của san hô rất thấp.

Đăng ngày: 31/05/2024
Thước phim có thể thuộc về mực ống khổng lồ non

Thước phim có thể thuộc về mực ống khổng lồ non

Các nhà nghiên cứu bắt gặp một con mực nhỏ có khả năng là mực ống khổng lồ chưa trưởng thành ở vùng biển Nam Cực.

Đăng ngày: 31/05/2024
Giải mã nguyên nhân cá voi sát thủ tấn công tàu thuyền

Giải mã nguyên nhân cá voi sát thủ tấn công tàu thuyền

Những con cá voi sát thủ đâm vào và nhấn chìm tàu thuyền ở eo biển Gibraltar có thể chỉ là cá thể chưa trưởng thành nô đùa và hùa theo một xu hướng hành vi.

Đăng ngày: 31/05/2024
Dùng mồi câu 60kg, nhóm ngư dân câu được con cá khổng lồ nặng tới 436,2kg

Dùng mồi câu 60kg, nhóm ngư dân câu được con cá khổng lồ nặng tới 436,2kg

Nhóm ngư dân đã mất gần 3 tiếng đồng hồ để kéo con cá kiếm nặng 436,2 kg lên tàu ở ngoài khơi Australia.

Đăng ngày: 28/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News