Cách "chăm con" kỳ lạ của nhện biển khổng lồ

Nhện biển Nam Cực khổng lồ có đặc điểm sinh học khác với nhện biển thông thường, cách sinh và ấp trứng cũng rất khác.

Vùng nước băng giá ở Nam Cực ẩn chứa cả một hệ sinh thái bí ẩn. Ở đó, bằng đôi chân khẳng khiu, nhỏ bé, những con nhện biển kỳ lạ băng qua đáy biển để tìm nơi làm tổ.

Cách chăm con kỳ lạ của nhện biển khổng lồ
Nhện biển Nam Cực khổng lồ có chân rất dài và có thể lên đến 70cm. (Ảnh: R. Robbins).

Suốt nhiều năm qua, giới khoa học vẫn cố đi tìm hiểu cách nhện biển Nam Cực khổng lồ (Colossendeis megalonyx) sinh con như thế nào. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã tìm ra đáp án và công bố những thông tin này trên tạp chí Ecology vào tháng 3 vừa qua.

Gọi là nhện biển nhưng không phải nhện

Nhà sinh thái biển Amy Moran tại Đại học Hawaii (Mỹ), thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết hầu hết loài nhện biển thường thấy đều nuôi con theo phương pháp mang con đi khắp nơi trong quá trình con phát triển.

Loài này phân bố ở mọi nơi. Chúng được tìm thấy ở những mỗi trường khác nhau trên thế giới, từ vùng nước sâu đến vùng nước nông, từ những vùng nước có độ mặn và phạm vị nhiệt độ khác nhau.

So với các loài động vật khác, hiểu biết của chúng ta về nhện biển vẫn khá ít. Nhưng nhìn chung, đặc điểm sinh sản của chúng vẫn khá rõ ràng.

Cụ thể, sau khi một cặp nhện quyết định giao phối, con đực trèo lên người con cái và xếp các lỗ sinh dục trên chân thành hàng. Con cái thả trứng để con đực thụ tinh bên ngoài. Sau đó, con đực sẽ giấu trứng vào "đôi chân đặc biệt" được gọi là ovigers để ấp và chăm sóc.

Cách chăm con kỳ lạ của nhện biển khổng lồ
Nhện biển Nam Cực khổng lồ là động vật chân đốt. (Ảnh: S. Rupp).

Nhưng riêng với nhện biển Nam Cực khổng lồ, chưa ai từng nhìn thấy quá trình chúng sinh con và nuôi con như thế nào, mặc dù 140 năm trước, giới khoa học đã có một số nghiên cứu về loài này.

Được gọi là nhện biển nhưng nhện biển Nam Cực khổng lồ lại không phải là nhện, cũng không phải loài giáp giác giống như cua nhện. Chúng là loài động vật chân đốt sống ở biển và được xếp vào một nhóm riêng gọi là pantopod.

Cách "chăm con" kỳ lạ

Vào năm 2021, bà Amy Moran cùng các đồng nghiệp đã đến Nam Cực để thực hiện một nghiên cứu về hiện tượng được gọi là "hiện tượng khổng lồ ở vùng cực". Hiện tượng này để nói về việc nhiều loài sống ở vùng cực có kích thước lớn hơn rất nhiều so với những loài có chung họ hàng.

Nhện biển cũng không ngoại lệ. Thông thường, nhện biển chỉ nhỏ hơn móng tay. Nhưng ở hai cực, sải chân của loài này có thể đạt đến 70 cm.

Khi lặn dưới lớp băng ở McMurdo Sound, một số thành viên trong nhóm nghiên cứu bắt gặp nhện biển Nam Cực khổng lồ đang giao phối. Vì vậy, họ nhẹ nhàng chuyển những con vật này vào bể quan sát để tìm hiểu chúng sinh sản ra sao.

Cách chăm con kỳ lạ của nhện biển khổng lồ
Trứng và ấu trùng nhện biển Nam Cực khổng lồ ở từng giai đoạn từ khi ấp cho đến lúc nở. (Ảnh: Moran).

Thông qua quá trình quan sát hai nhóm nhện trong mùa sinh sản, nhóm nghiên cứu phát hiện loài này có thể tạo ra hàng nghìn quả trứng và đặt trứng bao quanh một con nhện duy nhất.

Một cá thể nhện đực sẽ lấy số trứng này và cẩn thận "dán" vào đáy bể. Ở đó, trứng phát triển trong vài tháng rồi nở ra ấu trùng nhện. Phải mất đến 8 tháng sau khi sinh, ấu trùng mới nở.

Sau khi quan sát trong bể, nhóm nghiên cứu nhiều lần tìm thấy những đám trứng tương tự xung quanh nhện biển trưởng thành trong môi trường tự nhiên.

Qua đó, nhóm nghiên cứu kết luận nhện biển Nam Cực khổng lồ có cách sinh sản khác với những loài nhện biển khác. Thay vì giấu trứng vào ovigers, loài này lại giấu trứng vào những tảng đá dưới đáy biển để chăm sóc.

Thời gian ấp trứng cũng là một ẩn số, không chỉ riêng với nhện biển Nam Cực khổng lồ mà với cả một số loài nhện biển khác.

Đến nay, giới khoa học vẫn chưa hiểu vì sao nhện biển Nam Cực khổng lồ không ấp trứng giống những loài nhện biển khác. Họ suy đoán rằng thời gian áp trứng có thể liên quan đến điều này.

Khi ấp trứng trong môi trường tự nhiên, nhện biển Nam Cực khổng lồ sẽ giấu những quả trứng dưới một lớp tảo biển trong vài tuần. Đây cũng có thể là lý do từ trước đến nay chưa ai tìm thấy trứng của loài này.

Ngoài ra, việc giấu trứng dưới tảo cũng sẽ là lựa chọn an toàn hơn. Lý do là chân của nhện biển Nam Cực khổng lồ yếu hơn chân của những loài nhện biển khác. Nếu xếp tổ trứng vào chân của nhện bố, những quả trứng này sẽ không được an toàn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá voi xanh giành lại ngôi động vật lớn nhất hành tinh

Cá voi xanh giành lại ngôi động vật lớn nhất hành tinh

Kết quả nghiên cứu mới chỉ ra loài cá voi cổ đại Perucetus rất lớn nhưng vẫn kém cá voi xanh ngày nay.

Đăng ngày: 05/03/2024
Cá mập trắng 5m ngoạm đầu cá nhà táng mắc cạn

Cá mập trắng 5m ngoạm đầu cá nhà táng mắc cạn

Một con cá mập giết chết cá nhà táng pygmy mẹ mắc cạn ở vịnh Māhia, bỏ lại con non đơn độc trên bãi biển.

Đăng ngày: 05/03/2024
Phát hiện ngoài tưởng tượng về đời sống tình dục của cá voi lưng gù

Phát hiện ngoài tưởng tượng về đời sống tình dục của cá voi lưng gù

Cá voi lưng gù lần đầu tiên được phát hiện có hành vi quan hệ đồng giới từ 2 cá thể đực.

Đăng ngày: 01/03/2024
Giải mã hàng triệu hố bí ẩn dưới đáy Biển Bắc

Giải mã hàng triệu hố bí ẩn dưới đáy Biển Bắc

Các hố rộng từ vài mét tới 60 m rải rác khắp đáy biển ngoài khơi Đức ban đầu được cho là hình thành do khí methane, nhưng thực chất nó được tạo bởi cá heo chuột.

Đăng ngày: 29/02/2024
Robot lặn phát hiện hơn 100 sinh vật biển mới

Robot lặn phát hiện hơn 100 sinh vật biển mới

Sử dụng robot lặn SuBastian như một chiếc tàu ngầm thu nhỏ, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy hơn 100 sinh vật biển nhiều khả năng là loài mới ở độ sâu 4.200m ngoài khơi biển Chile.

Đăng ngày: 27/02/2024
Loài tảo biển hủy diệt đang sinh sôi với tốc độ chóng mặt tại New Zealand

Loài tảo biển hủy diệt đang sinh sôi với tốc độ chóng mặt tại New Zealand

Tảo hủy diệt có thể sống được điều kiện môi trường ấm và ẩm khoảng hơn 1 tuần mà không cần nước, trở thành mối đe dọa với nhiều vùng biển khi bị chúng xâm lấn và phá vỡ hệ sinh thái.

Đăng ngày: 26/02/2024
Phát hiện loài sứa lạ gần Nhật Bản có thể chứa vô số nọc độc và 240 xúc tu!

Phát hiện loài sứa lạ gần Nhật Bản có thể chứa vô số nọc độc và 240 xúc tu!

Loài sứa kỳ lạ vừa được một nhóm nhà khoa học Nhật Bản và Brazil tìm thấy ở Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 25/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News