Cách chữa sổ mũi, ngạt mũi do Covid-19

Nên uống nhiều nước ấm, trà thảo dược để làm thông mũi, loãng chất nhầy giúp xì mũi dễ hơn; xông hơi hoặc tắm nước ấm, súc miệng bằng nước muối.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3, cho biết Covid-19 cũng như cảm lạnh thông thường kích ứng niêm mạc mũi và xoang, từ đó mũi tiết ra nhiều dịch nhầy trong suốt. Chấy nhầy này có chức năng bẫy vi khuẩn, virus hoặc các chất gây dị ứng, tống chúng ra khỏi xoang mũi.

Chảy nước mũi là một hiện tượng sinh lý bình thường nhằm bảo vệ cơ thể, song khiến người bệnh thấy khó chịu. Khi mắc Covid-19, thông thường triệu chứng này sẽ tự hết sau 7 ngày, bác sĩ cho hay, đồng thời hướng dẫn một số biện pháp làm giảm sổ mũi, nghẹt mũi.

Uống nhiều nước

Chảy nước mũi (sổ mũi) kèm với triệu chứng ngạt mũi, nên uống nhiều nước, không để cơ thể mất nước. Nước làm loãng chất nhầy trong mũi nên xì mũi dễ dàng hơn. Cơ thể không đủ nước, chất nhầy sẽ dày và dính, khiến tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng hơn. Nên uống nước lọc, nước ấm càng tốt, nước trái cây, kiêng đồ uống gây mất nước như cà phê hoặc đồ uống có cồn.

Uống trà thảo dược

Cách chữa sổ mũi, ngạt mũi do Covid-19
Thành phần thảo mộc chứa tinh dầu có thể thông mũi nhẹ, làm ấm, sát khuẩn...

Trà thảo dược ấm nóng có hơi nước ấm sẽ giúp thông mũi, làm dễ thở hơn. Thành phần thảo mộc chứa tinh dầu có thể thông mũi nhẹ, làm ấm, sát khuẩn, giảm ho và dịu cơn đau họng. Nên dùng trà chứa các loại thảo mộc tác dụng chống viêm và kháng histamin, như hoa cúc, gừng, bạc hà.

Xông hơi mặt hoặc tắm nước ấm

Xông mặt bằng nước nóng có thể giảm chảy nước mũi và thông đường hô hấp, dễ thở, cảm thấy thư giãn hơn. Xông mũi ngày hai lần là được để làm ấm mũi, giảm phù nề, sát khuẩn. Xông nhiều hoặc nóng quá có thể tổn thương niêm mạc gây nghẹt mũi nhiều hơn.

Khi xông mặt, để khoảng cách giữa mặt và nước là 30 cm để tránh bỏng da, hít thở sâu cho hơi nước vào mũi, sau đó xì mũi để loại bỏ chất nhầy. Thêm vài giọt tinh dầu như bạch đàn, bạc hà, hương thảo, quế, sả, bưởi... hoặc dầu gió vào nước xông để tăng hiệu quả.

Tắm với nước ấm, hơi nước ấm làm loãng chất nhầy, bạn dễ xì mũi hơn.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Súc miệng bằng nước muối ấm làm đờm và chất nhầy tích tụ trong cổ họng, khoang mũi sẽ được làm loãng và dễ khạc. Biện pháp này còn làm sạch cổ họng và loại bỏ vi khuẩn.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể như kẽm, các loại vitamin A, C, omega 3... tăng cường sức đề kháng, khả năng chống chọi với vi khuẩn gây bệnh, phòng ngừa và giảm chảy nước mũi.

Ăn thực phẩm cay, nóng làm chảy nước mũi nhiều hơn, giảm nghẹt mũi như ớt, wasabi và gừng. Chất capsaicin trong ớt có thể khiến cơ mũi giãn ra tạm thời, do đó bạn hít thở dễ hơn. Tuy nhiên, khi ngưng ăn chất cay nóng thì sẽ bị ngạt mũi trở lại.

Dùng thuốc khi sổ mũi ngạt mũi gây khó chịu nhiều

Thông thường sau 5-7 ngày, các triệu chứng ngạt mũi sổ mũi sẽ giảm và hết dần. Tình trạng nặng sẽ gây khó thở, khó ngủ, cần dùng thêm thuốc theo hướng dẫn nhân viên y tế, ví dụ như thuốc co mạch.

Thuốc nhỏ mũi co mạch được dùng để giảm triệu chứng và giảm sung huyết trong trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng (dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi co mạch hay dạng xịt mũi). Thuốc có tác dụng co mạch trị ngạt mũi trong vòng 10 phút và kéo dài khoảng 2-6 giờ. Không nên dùng quá 7 ngày và nên có tư vấn của bác sĩ.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Ngửi tinh dầu, dầu gió làm ấm đường mũi, nằm đầu cao khi ngủ. Dung dịch xịt mũi áp lực mạnh có thể làm tổn thương niêm mạc chảy máu mũi, nghẹt thêm.

Xoa xát vùng xoang, vùng trán để làm ấm vùng này, thông mũi. Cách thức là dùng cạnh bên ngón trỏ của hai bàn tay xát hai bên cánh mũi; hai bàn tay xoa vùng mặt từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài; lòng bàn tay xát vùng trán theo chiều ngang. Chườm ấm vùng trán, vùng đỉnh đầu bằng khăn ấm hoặc túi chườm thảo dược đã được làm nóng sẽ giúp thông mũi, giảm sổ mũi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều không nên làm trong vòng 30 phút trước khi test nhanh Covid-19

Điều không nên làm trong vòng 30 phút trước khi test nhanh Covid-19

Chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên ăn uống ít nhất 30 phút trước khi làm xét nghiệm để tránh sai lệch kết quả.

Đăng ngày: 10/03/2022
Biến chủng Omicron tàng hình nguy hiểm như thế nào?

Biến chủng Omicron tàng hình nguy hiểm như thế nào?

Dòng phụ BA.2 của Omicron đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Đặc biệt, đây là biến chủng chiếm đa số trong các ca mắc mới ở nhiều nơi.

Đăng ngày: 09/03/2022
Nghiên cứu mới cho thấy: Mắc Covid-19 nhẹ cũng có thể gây thay đổi cấu trúc não

Nghiên cứu mới cho thấy: Mắc Covid-19 nhẹ cũng có thể gây thay đổi cấu trúc não

Đây là công trình đầu tiên sử dụng dữ liệu quét não (chụp cộng hưởng từ MRI) của người mắc Covid-19 trước khi họ nhiễm virus và vài tháng sau đó.

Đăng ngày: 09/03/2022
Rối loạn thần kinh thực vật hậu Covid-19 là gì?

Rối loạn thần kinh thực vật hậu Covid-19 là gì?

Cảm giác bồn chồn, lo lắng, giảm trí nhớ, chân tay lạnh, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở... đều là các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật hậu Covid-19.

Đăng ngày: 09/03/2022
Vì sao nhiều trường hợp vừa âm tính nhưng lại tái dương tính với SARS- CoV-2?

Vì sao nhiều trường hợp vừa âm tính nhưng lại tái dương tính với SARS- CoV-2?

Nhiều trường hợp sau khi mắc Covid-19 thì cho rằng đã bị Covid-19 và tiêm đủ 3 mũi vaccine sẽ có kháng thể cực mạnh và sẽ trở thành “F0 bất tử”.

Đăng ngày: 08/03/2022
Bằng chứng mới về nguồn gốc của Covid-19

Bằng chứng mới về nguồn gốc của Covid-19

Các nghiên cứu mới củng cố giả thuyết nCoV có nguồn gốc từ động vật và lây sang người vào cuối năm 2019. Tâm chấn khởi phát dịch tiếp tục là chợ Hoa Nam, Vũ Hán, Trung Quốc.

Đăng ngày: 07/03/2022
Hiện tượng lạ: Nhỏ virus SARS-CoV-2 sống vào mũi, vẫn không mắc Covid-19

Hiện tượng lạ: Nhỏ virus SARS-CoV-2 sống vào mũi, vẫn không mắc Covid-19

Hiện tượng lạ diễn ra trong đại dịch Covid-19: một số người dù tiếp xúc rất nhiều với ca dương tính nhưng không bị nhiễm dịch.

Đăng ngày: 07/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News