Giai đoạn nguy hiểm nhất khi mắc Covid-19

Với một số F0, từ ngày thứ 5 đến 10, nhiều trường hợp bất ngờ diễn biến nặng, chỉ số SpO2 giảm mạnh. Tình trạng này nếu không phát hiện kịp thời có thể đe dọa tính mạng.

Trong tuần đầu tiên mắc Covid-19, Morgan Blue, 26 tuổi, ở Flint, Michigan, Mỹ, cảm thấy yếu, đau lưng dữ dội và sốt. Tuy nhiên, các bác sĩ tại phòng cấp cứu địa phương đánh giá những triệu chứng không báo động. Cô được về nhà theo dõi thêm.

Đến ngày thứ 8, Blue đột ngột cảm thấy nghẹt thở, diễn biến bệnh trở nặng nhanh chóng. Điều này khiến cô phải nhập viện điều trị ngay lập tức.

Tại Việt Nam, theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thành viên nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ người bệnh Covid-19 ở Hà Nội, một số F0 hết triệu chứng (hết sốt, người khỏe lên...), thậm chí âm tính sau 4-6 ngày nhưng đến ngày 8-10 thì đột ngột chuyển nặng, không khó thở nhưng SpO2 giảm chỉ còn 60-70% và có người đã không qua khỏi, đa số đều phải nhập viện cấp cứu.

Theo các chuyên gia, với nhiều bệnh nhân Covid-19, tuần thứ hai là giai đoạn nguy hiểm nhất. Bởi lúc này, cơ thể người bệnh có những phản ứng nghiêm trọng nhất với nCoV. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột ngay cả khi trước đó tình trạng của họ khá ổn định.

Giai đoạn nguy hiểm nhất khi mắc Covid-19
Nhiều F0 có chỉ số SpO2 thấp tới mức báo động nhưng cơ thể không có triệu chứng bất thường. (Ảnh: Freepik).

Tuần quyết định

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cảm thấy ho, sốt, rát họng nhưng theo nhiều quan điểm, đây không phải thời kỳ nguy hiểm nhất. Lúc này, phổi vẫn có thể giãn nở bình thường, không có sự gia tăng khoảng chết, kháng cự đường thở. Do đó, với bệnh nhân, việc thở không có gì bất thường.

Giai đoạn nguy hiểm thực sự có thể xảy ra vào ngày thứ 5-7 hoặc thậm chí là ngày thứ 10, kể cả khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính. Bệnh có thể diễn biến nhanh và xảy ra tình trạng mất bù hô hấp. Phần phổi lành sẽ phải bù cho các phần đã bị virus tấn công, gây tổn thương. Ở một số người, tình trạng thiếu oxy đã khá nghiêm trọng, song nó diễn biến rất nhanh khi bệnh nhân xuất hiện khó thở.

Tình trạng này còn gọi là “thiếu oxy thầm lặng” hay "happy hypoxia" được chẩn đoán khi người bệnh không cảm thấy khó thở nhưng SpO2 lại giảm dưới 94%. SpO2 ở người bình thường là 94-100%. Ở bệnh nhân Covid-19 bị viêm phổi, mức oxy chỉ còn 60-70%, thậm chí 50%, đe dọa suy hô hấp, dẫn đến tử vong.

Do đó, việc đo chỉ số SpO2 hai lần/ngày được xem là cách giúp phát hiện những bất thường của người mắc Covid-19. Nếu bệnh nhân đột ngột thở nhanh và sâu, họ cần được chuyển viện khẩn cấp.

Giai đoạn nguy hiểm nhất khi mắc Covid-19
Chỉ số SpO2 dưới mức 94% được xem là nguy hiểm và cần chuyển viện theo dõi. (Ảnh: iStock).

Nguyên nhân?

Quan điểm ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 là giai đoạn nguy hiểm nhất với người mắc Covid-19 cũng không nhất quán. Song, các chuyên gia đều nhận thấy khía cạnh trở nặng đột ngột của căn bệnh này.

“Giai đoạn nguy hiểm xuất hiện vào tuần thứ hai khi mắc Covid-19 đã khá rõ ràng, nhưng vì sao nó xảy ra chúng tôi vẫn chưa chắc chắn”, Ebbing Lautenbach, trưởng Khoa các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman, Đại học Pennsylvania, cho biết.

Trong khi đó, các bác sĩ lâm sàng mà Washington Post phỏng vấn suy đoán về ảnh hưởng từ gene của một số cá nhân, ảnh hưởng của virus với mô phổi, phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức, đông máu… Dù vậy, nghiên cứu về nó cũng khá hiếm hoi.

Ông Russell G. Buhr, bác sĩ chăm sóc phổi tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA, Mỹ, cho biết virus có thể giết chết các tế bào lót túi khí của phổi. Đây là tế bào giúp phổi luôn mở và trao đổi oxy, CO2. Tại một số thời điểm, cơ thể không thể tái tạo kịp những tế bào chết, tình trạng của người bệnh đang từ ổn định sẽ chuyển thành nguy hiểm đến tính mạng. Đó cũng là lý do người mắc Covid-19 có nguy cơ phải thở máy tới 4 tuần, lâu hơn rất nhiều so với các bệnh hô hấp khác.

Quan điểm khác tập trung vào tác động virus có thể gây ra với hệ tim mạch. Bác sĩ X-quang Eytan Raz, NYU Langone Health, đặt giả thuyết một số biến chứng đông máu có thể do phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức xảy ra sau khi virus đã “định cư”, nhân lên và kích hoạt đội quân chống lại kháng thể.

Trong bài báo công bố trên tạp chí The Lancet ngày 17/4/2020, các tác giả cho thấy nCoV có khả năng tấn công niêm mạc của các máu máu ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Theo nhà nghiên cứu Frank Ruschitzka, Bệnh viện Đại học Zurich, Thụy Sỹ, đồng tác giả, đây có thể là lý do nhiều cơ quan, gồm phổi, thận, ruột bị ảnh hưởng ở những bệnh nhân nặng. Và điều này cũng có thể giải thích cho việc người bị bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, hút thuốc có nguy cơ trở nặng cao hơn trong tuần thứ hai.

Theo quyết định số 4038/QĐ-BYT về "Hướng dẫn tạm thời về quản lý người mắc Covid-19 tại nhà" của Bộ Y tế, nếu F0 phát hiện bất kỳ triệu chứng nào dưới đây cần báo ngay cho cơ quan y tế, bệnh viện gần nhất để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

  • Khó thở
  • Nhịp thở tăng
  • SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo).
  • Mạch nhanh>120 nhịp/phút hoặc <50 lần/phút.
  • Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu <90 mmHg, huyết áp tâm trương <60 mmHg.
  • Đau tức ngực thường xuyên.
  • Thay đổi ý thức.
  • Tím, nhợt môi, đầu móng tay, móng chân, da xanh...
  • Không thể uống, bú, nôn.
  • Với trẻ em: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, xuất huyết...
  • Bất kỳ tình trạng nào cảm thấy không ổn, lo lắng

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh một số người có nồng độ oxy máu thấp nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy F0 điều trị tại nhà mỗi ngày cần chủ động đo SpO2 1-2 lần theo hướng dẫn để phát hiện nguy cơ này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
F0 điều trị tại nhà nên ăn gì để mau hồi phục?

F0 điều trị tại nhà nên ăn gì để mau hồi phục?

Những ngày gần đây số ca mắc mới COVID-19 liên tục gia tăng trên cả nước. Ngoài việc điều trị tại nhà, F0 cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để mau hồi phục.

Đăng ngày: 03/03/2022
Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 tại nhà

Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 tại nhà

Trẻ em mắc Covid-19 thường không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần.

Đăng ngày: 03/03/2022
Phát hiện trường hợp hươu lây Covid-19 cho người đầu tiên tại Canada

Phát hiện trường hợp hươu lây Covid-19 cho người đầu tiên tại Canada

Các nhà nghiên cứu Canada cho biết họ đã phát hiện trường hợp hươu lây virus SARS-CoV-2 sang người đầu tiên.

Đăng ngày: 01/03/2022
Lý do nhiều người test Covid-19 âm tính dù xuất hiện triệu chứng

Lý do nhiều người test Covid-19 âm tính dù xuất hiện triệu chứng

Cách thực hiện test sai, tải lượng virus thấp có thể là nguyên nhân khiến xét nghiệm Covid-19 cho kết quả âm tính dù người bệnh đã xuất hiện triệu chứng.

Đăng ngày: 28/02/2022
Chế độ dinh dưỡng cho F0 có bệnh lý nền hô hấp

Chế độ dinh dưỡng cho F0 có bệnh lý nền hô hấp

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ kết hợp tập vật lý trị liệu hô hấp đơn giản tại nhà giúp người có bệnh lý nền hô hấp nhiễm nCoV hồi phục tốt hơn.

Đăng ngày: 25/02/2022
Triệu chứng hậu Covid-19 bí ẩn ở nhiều F0

Triệu chứng hậu Covid-19 bí ẩn ở nhiều F0

Sau khi khỏi Covid-19, nhiều F0 ở Mỹ phải đối mặt cuộc chiến mới vất vả hơn, đó là những triệu chứng bí ẩn không thể giải thích.

Đăng ngày: 25/02/2022
Những ai cần phải đi khám hậu Covid-19?

Những ai cần phải đi khám hậu Covid-19?

Di chứng của Covid-19 khiến nhiều F0 sau khi khỏi bệnh từ 2-3 tháng phải đi khám, thậm chí nhập viện cấp cứu vì hội chứng hậu Covid-19.

Đăng ngày: 24/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News