Triệu chứng hậu Covid-19 bí ẩn ở nhiều F0

Sau khi khỏi Covid-19, nhiều F0 ở Mỹ phải đối mặt cuộc chiến mới vất vả hơn, đó là những triệu chứng bí ẩn không thể giải thích.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 7/2 do nhóm chuyên gia tại Trường Y Đại học Washington, Mỹ, thực hiện, bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh tim đáng kể sau một năm nhiễm nCoV. Căn bệnh này khiến tỷ lệ hình thành cục máu đông, rối loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí đột quỵ, tử vong cao hơn 4% ở các F0 khỏi bệnh.

Điều trở thành bí ẩn với giới khoa học khi một lần nữa, tương tự những triệu chứng hậu Covid-19 khác, họ không tìm ra được nguyên nhân. Và ngay cả những F0 khỏe mạnh, bệnh nhẹ, không triệu chứng cũng gặp phải tình trạng này.

Nhịp tim như "nhảy múa"

Năm tháng sau khi bị nhiễm nCoV, nhịp tim của Nicole Murphy, 44 tuổi, ở Wellsville, Ohio, Mỹ, thường xuyên “nhảy múa”. Bình thường, nhịp tim của cô chỉ khoảng 70 hoặc lên 160, 170 khi vận động. Nhưng giờ đây, ngay cả lúc nghỉ ngơi, nó cũng tăng lên 210 nhịp/phút, khiến Nicole có nguy cơ bị đau tim, suy tim và đột quỵ.

Tình trạng này xảy ra vài lần trong một giờ, khiến Nicole "cảm giác như có con chuột hamster đang ở trong lồng ngực".

Rắc rối xảy đến khi bà mẹ đơn thân và con gái có kết quả dương tính với nCoV vào ngày 5/9/2021. Con gái đã khỏi bệnh trong vài ngày. Nhưng Nicole bị ốm nặng trong khoảng ba tuần, nhiều triệu chứng chưa từng thuyên giảm.

Người phụ nữ này chia sẻ chị cảm thấy rất yếu và đôi khi gặp vấn đề về trí nhớ. Trước khi bị nhiễm bệnh, chị làm việc 12 giờ mỗi ngày với 3 công việc khác nhau. Nhưng giờ đây, Nicole chỉ có thể làm việc khoảng 3-4 giờ là phải nghỉ vì quá mệt.

Chị cố gắng duy trì sức khỏe bằng cách đi bộ nhưng cảm giác cơ thể lâng lâng, mất kiểm soát. Khi đến gặp bác sĩ tim mạch, Nicole đã ngất đi trong bài kiểm tra trên máy chạy bộ.

“Tôi liên tục sống trong lo sợ mình sẽ bị đau tim hoặc đột quỵ", người mẹ này bộc bạch.

Không ai có thể giải thích lý do. Nicole chưa từng có vấn đề về tim mạch, huyết áp ở mức hoàn hảo, không có triệu chứng tắc nghẽn động mạch và tim vẫn mở rộng, co bóp rất tốt.

Tình trạng của người phụ nữ này giống với hàng trăm nghìn F0 khác đang phải đối mặt sau khi khỏi Covid-19. Nhịp tim bất thường trở thành triệu chứng bí ẩn với F0 ở Mỹ, xảy ra vài tuần hoặc vài tháng sau khi nhiễm nCoV, nguy cơ trở thành cơn khủng hoảng đau tim diện rộng và khiến bệnh nhân sống trong sự lo lắng thường trực.

Triệu chứng hậu Covid-19 bí ẩn ở nhiều F0
Zaza Soriano bước từng bước chậm rãi xuống cầu thang vì khó thở hậu Covid-19. (Ảnh: Shuran Huang/Washington Post).

Tương tự Nicole, Zaza Soriano, 32 tuổi, kỹ sư phần mềm từ Millersville, Pennsylvania, Mỹ, mắc Covid-19 ngay trước thềm Giáng Sinh. Chị đã tiêm đủ 3 mũi vaccine. Song, hậu Covid-19, huyết áp của người phụ nữ này vẫn cao bất thường. Huyết áp tâm trương khi tim nghỉ thậm chí lên tới 110 mmHg, cao hơn con số thông thường 80 mmHg rất nhiều.

Zaza còn bị sương mù não, các khớp luôn đau nhức. “Thật bực bội vì chúng tôi biết rất ít về lý do xảy ra những điều bí ẩn này”, nữ bệnh nhân bày tỏ.

Thủ phạm gây tử vong số một thế giới

Bệnh tim là kẻ giết người số 1 trên thế giới, gây ra 17,9 triệu ca tử vong mỗi năm, chiếm 1/3 tổng số người qua đời mỗi năm trước khi Covid-19 ập đến. Ngày càng nhiều bằng chứng về tác động lớn của Covid-19 với sức khỏe lâu dài.

Nhiều nghiên cứu cho thấy huyết áp của người Mỹ đã tăng vọt kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 xảy ra. Theo nghiên cứu công bố tháng 12/2021 trên tạp chí Circulation, huyết áp trung bình của nửa triệu người trưởng thành ở Mỹ (được theo dõi từ tháng 4 đến tháng 12/2020) tăng lên mỗi tháng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thống kê đến nay, hơn một triệu ca tử vong từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, vượt quá những gì chúng ta ước tính từ trước tới nay. Hầu hết người bệnh qua đời do virus trực tiếp gây ra, song, 30.000 ca tử vong vì thiếu máu cơ tim và gần 62.000 người chết vì tăng huyết áp.

Triệu chứng hậu Covid-19 bí ẩn ở nhiều F0
Các vấn đề về tim mạch, huyết áp khiến những F0 khỏi bệnh như Zaza hay Nicole sống trong cảm giác lo lắng thường trực. Và họ không thể biết vì sao bản thân lại bị những triệu chứng bí ẩn này. (Ảnh: Shuran Huang/Washington Post).

Khi Covid-19 lần đầu tấn công Mỹ vào năm 2020, các bác sĩ đã rất ngạc nhiên bởi ảnh hưởng của nó với tim mạch qua những trường hợp họ chứng kiến. Một vận động viên chuyên nghiệp có dấu hiệu viêm cơ tim hoặc xơ cứng thành tim; bệnh nhân khác qua đời vì hàng trăm cục máu đông nhỏ trong các cơ quan chính; trẻ em vội vàng đến phòng cấp cứu với phản ứng viêm liên quan biến chứng tim.

Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận quan trọng: SARS-CoV-2 có thể tấn công trực tiếp vào tim và mạch máu, ngoài phổi.

Viêm cơ tim hầu hết chỉ là vấn đề thoáng qua, ảnh hưởng đến hoạt động hoặc đe dọa tính mạng chỉ trong một số ít trường hợp; đông máu lan rộng hơn nhưng thường có thể được kiểm soát bằng thuốc làm loãng máu; hội chứng viêm nhi khoa chỉ ảnh hưởng khoảng 6.400 trẻ em trong số hàng triệu trường hợp, tính đến tháng 1.

Giả thuyết cho rằng nhiễm nCoV làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch không phải mới. Nó đã được ghi nhận trong các trường hợp mắc bệnh cúm và virus khác. Song, ở nCoV, tác động của nó dường như tăng gấp nhiều lần. Theo GS tim mạch Antonio Abbate, Trung tâm tim mạch Pauley, Mỹ, những trường hợp sớm và rõ ràng là lời cảnh báo cho ảnh hưởng lâu dài mà chúng ta có thể nhìn thấy trong tương lai.

Khi Covid-19 trở thành đại dịch kéo dài hàng năm, những người ban đầu mắc bệnh nhẹ hoặc thậm chí không triệu chứng đang đổ xô đến các cơ sở khám bệnh tim mạch khắp nước Mỹ.

Tại Trung tâm Y tế Memorial Hermann-Texas ở Houston, bác sĩ tim mạch Abhijeet Dhoble cho biết họ đang thấy sự gia tăng các ca rối loạn nhịp tim, bất thường về thời gian của nhịp tim và bệnh viêm cơ tim. Những bệnh nhân này trước đây đã từng mắc Covid-19, có độ tuổi từ 30 đến 70 và nhiều người không có bệnh tim trước đó.

Ông nói: “Chúng tôi cũng thấy hiện tượng tương tự ở các phòng khám của nhiều trường đại học và bệnh viện”.

Theo David Goff, Giám đốc khoa Tim mạch của Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ, ảnh hưởng này có thể do hai quá trình khác nhau. nCoV gây tổn thương trực tiếp cho tế bào cơ tim, một trong số đó có thể chết, dẫn tới tim yếu hơn và không bơm máu được nữa.

Khả năng còn lại là sau khi gây tổn thương cho các mạch máu do cục máu đông và viêm, quá trình chữa lành làm cứng các mạch khắp cơ thể, tăng áp lực lên tim. Cả hai quá trình này đều có thể dẫn tới suy tim theo thời gian.

Triệu chứng hậu Covid-19 bí ẩn ở nhiều F0
Huyết áp, nhịp tim "nhảy múa" hậu Covid-19 khiến các F0 khỏi bệnh có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng. (Ảnh: Shuran Huang/Washington Post).

Theo GS Ziyad Al-Aly, Đại học Washington, tác giả chính của nghiên cứu trên tạp chí Nature Medicine, một số người có thể nghĩ 4% là con số nhỏ, song, khi đánh giá về mức độ nghiêm trọng của đại dịch, nó tương đương 3 triệu người ở Mỹ gặp biến chứng tim mạch do Covid-19.

"Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh những hậu quả tim mạch nghiêm trọng về lâu dài khi mắc Covid-19 và tầm quan trọng của vaccine trong việc ngăn ngừa gặp tổn thương tim ở F0” - TS Al-Aly nói thêm. Ông cho rằng giới chức Mỹ và toàn cầu vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ cho những gì sắp xảy ra xung quanh triệu chứng hậu Covid-19 bí ẩn.

Donald M. Lloyd-Jones, Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chia sẻ: “Chúng tôi dự báo làn sóng thủy triều về các biến cố tim mạch trong những năm tới do các nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp từ F0”.

Tháng 2/2021, Viện Y tế Quốc gia Mỹ đưa ra sáng kiến nhằm xem xét nguyên nhân và phương pháp điều trị với chứng hẹp bao quy đầu, sương mù não, mệt mỏi khi tập thể dục hay những vấn đề liên quan tim ở một số F0. Ngoài ra, Đại học Tim mạch Mỹ cũng nhận ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài của Covid-19 bằng những hướng dẫn mới, chuẩn bị công bố vào tháng 3.

Song, các chuyên gia cho rằng vẫn cần nhiều hơn nữa những biện pháp chăm sóc F0 hậu Covid-19 và cần có sự thay đổi toàn diện trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tài chính cho người lao động và giải quyết các hậu quả xã hội trong vài năm tới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những ai cần phải đi khám hậu Covid-19?

Những ai cần phải đi khám hậu Covid-19?

Di chứng của Covid-19 khiến nhiều F0 sau khi khỏi bệnh từ 2-3 tháng phải đi khám, thậm chí nhập viện cấp cứu vì hội chứng hậu Covid-19.

Đăng ngày: 24/02/2022
Vì sao ở chung nhà, tiếp xúc với F0 nhưng không mắc Covid-19?

Vì sao ở chung nhà, tiếp xúc với F0 nhưng không mắc Covid-19?

Một số trường hợp tiếp xúc gần, thậm chí là ở chung nhà với người mắc Covid-19 nhưng không hề bị lây nhiễm.

Đăng ngày: 24/02/2022
Thế nào là tình trạng hậu Covid-19?

Thế nào là tình trạng hậu Covid-19?

Hiện nay, nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm Covid-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị.

Đăng ngày: 23/02/2022
Những ai tuyệt đối không được dùng Molnupiravir - thuốc được coi là

Những ai tuyệt đối không được dùng Molnupiravir - thuốc được coi là "chìa khoá" chữa Covid?

Thuốc kháng virus được xem là " chìa khoá" để sống chung với đại dịch. Theo các chuyên gia, thuốc không chỉ đào thải virus nhanh mà còn hạn chế sự lây lan của virus.

Đăng ngày: 23/02/2022
Nghiên cứu về khả năng vaccine tự truyền miễn dịch

Nghiên cứu về khả năng vaccine tự truyền miễn dịch

Vaccine ngừa COVID-19 hiện được xem là giải pháp trọng yếu để thế giới thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Đăng ngày: 23/02/2022
Biến thể BA.2 đe dọa hiệu quả nhiều “vũ khí” chống Covid-19

Biến thể BA.2 đe dọa hiệu quả nhiều “vũ khí” chống Covid-19

Chuyên gia Kei Sato của Nhật Bản lưu ý, không nên xem BA.2 là một nhánh của Omicron và biến thể này cần được giám sát chặt chẽ hơn.

Đăng ngày: 22/02/2022
Hãng Moderna dự kiến sớm ra mắt vaccine đặc hiệu với biến thể Omicron

Hãng Moderna dự kiến sớm ra mắt vaccine đặc hiệu với biến thể Omicron

Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ thông báo tháng 8 tới hãng có thể sẽ ra mắt loại vaccine đặc hiệu phòng ngừa biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 22/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News