Những ai tuyệt đối không được dùng Molnupiravir - thuốc được coi là "chìa khoá" chữa Covid?

Thuốc kháng virus được xem là "chìa khoá" để sống chung với đại dịch. Theo các chuyên gia, thuốc không chỉ đào thải virus nhanh mà còn hạn chế sự lây lan của virus.

Hiệu quả của Molnupiravir

Theo PGS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM, việc nâng cao nguồn cung ứng thuốc kháng virus chính là cách chúng ta sống chung với đại dịch vì thuốc kháng virus giúp giảm nguy cơ trở nặng cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, hiện tại, nguồn cung ứng thuốc kháng virus còn hạn chế nên thuốc ưu tiên cho những người có yếu tố nguy cơ cao.

Theo phân loại của Bộ Y tế, những người mắc đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; đặc biệt là những người có các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi; bệnh thận mạn tính; béo phì, thừa cân... là những đối tượng có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19. Vì vậy, những bệnh nhân này cần được ưu tiên sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, thuốc kháng virus cũng có những tác dụng phụ không mong muốn vì vậy khi dùng cần hết sức thận trọng.

Đến nay, thuốc Molnupiravir được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ có thai, người dưới 18 tuổi vì sẽ ảnh hưởng đến xương và tinh trùng của nam giới.

Theo ThS Nguyễn Quốc Thái, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội),Molnupiravir cùng với Favipiravir, Remdesivir là 3 loại thuốc kháng virus đã được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị Covid-19 ở Việt Nam. Molnupiravir được sử dụng trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ, diện cấp phát, không bán trên thị trường.

Những ai tuyệt đối không được dùng Molnupiravir - thuốc được coi là chìa khoá chữa Covid?
Thuốc Molnupiravir có cơ chế gây đột biến, làm gián đoạn sao chép RNA.

Tác dụng phụ

Thuốc Molnupiravir có cơ chế gây đột biến, làm gián đoạn sao chép RNA dẫn đến ức chế sự nhân lên của virus. Thuốc Molnupiravir được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ, được xem là "vũ khí" quan trọng trong điều trị F0 tại nhà, do thuốc giúp giảm tải lượng virus khi sử dụng ở giai đoạn đầu mắc bệnh, từ đó giảm nguy cơ trở nặng và tử vong.

Đến nay, người ta khuyến cáo sử dụng Molnupiravir rất chặt chẽ, các đối tượng không được sử dụng đó là:

Thứ nhất, phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ và nam giới trong thời kỳ dùng thuốc này phải tránh thai hoàn toàn. Phụ nữ trước khi dùng thuốc Molnupiravir phải được thử thai. Phụ nữ sau dùng thuốc này kể từ liều cuối cùng thì không được thụ thai trong 4 ngày.

Nam giới dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới tinh trùng nên nam giới trong thời gian điều trị và sau 3 tháng phải sử dụng biện pháp tránh thai hoàn toàn. Bởi vì nếu bạn uống thuốc và vẫn để thụ thai trong khoảng thời gian này thì các hợp tử sẽ bị ảnh hưởng. Khi sinh con, các em bé có thể bị biến đổi về mặt di truyền, ảnh hưởng tới cả cuộc sống tương lai sau này của em bé.

Thứ hai, trẻ em dưới 18 tuổi không sử dụng Molnupiravir: Hiện nay, việc thử nghiệm tính an toàn của thuốc trên trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được xác lập. Ngoài ra, các thử nghiệm trên động vật đã nhấn mạnh độc tính ở xương, sụn ở các trường hợp tiếp xúc phơi nhiễm Molnupiravir nên thuốc đã được khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

Thứ ba, người bị suy gan, suy thận có thể uống Molnupiravir, nhưng cần dùng một cách thận trọng.

Bên cạnh đó, các tác dụng phụ thường gặp của Molnupiravir là tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, tăng men gan...

FDA đã công nhận thuốc không gây các tác dụng phụ đáng lo ngại và chỉ ra rằng đây là phương pháp điều trị có nguy cơ gây đột biến thấp. Song, FDA khuyến cáo không kê đơn Molnupiravir cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, cũng chưa phê duyệt Molnupiravir ở người đang nằm viện hoặc người dưới 18 tuổi.

Trong khi đó, một số chuyên gia y tế thế giới lo ngại Molnupiravir có thể gây ra những đột biến trong tế bào, làm tổn hại cơ thể người dùng. Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) chưa cập nhật Molnupiravir vào danh sách các thuốc điều trị Covid-19 theo phác đồ bởi họ quan ngại về một số phản ứng phụ như đột biến gene, tổn hại đến cơ và xương, có thể dẫn tới các nguy cơ cho quá trình mang thai và cho trẻ em.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu về khả năng vaccine tự truyền miễn dịch

Nghiên cứu về khả năng vaccine tự truyền miễn dịch

Vaccine ngừa COVID-19 hiện được xem là giải pháp trọng yếu để thế giới thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Đăng ngày: 23/02/2022
Biến thể BA.2 đe dọa hiệu quả nhiều “vũ khí” chống Covid-19

Biến thể BA.2 đe dọa hiệu quả nhiều “vũ khí” chống Covid-19

Chuyên gia Kei Sato của Nhật Bản lưu ý, không nên xem BA.2 là một nhánh của Omicron và biến thể này cần được giám sát chặt chẽ hơn.

Đăng ngày: 22/02/2022
Hãng Moderna dự kiến sớm ra mắt vaccine đặc hiệu với biến thể Omicron

Hãng Moderna dự kiến sớm ra mắt vaccine đặc hiệu với biến thể Omicron

Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ thông báo tháng 8 tới hãng có thể sẽ ra mắt loại vaccine đặc hiệu phòng ngừa biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 22/02/2022
Phát hiện 3 loại virus corona mới trên dơi có thể gây nguy hại với người

Phát hiện 3 loại virus corona mới trên dơi có thể gây nguy hại với người

Giới khoa học vừa phát hiện3 loại virus mới trên loài dơi ở phía Bắc của Lào, có bộ gen tương đồng virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang người.

Đăng ngày: 21/02/2022
Thiết bị cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại trường học và công sở

Thiết bị cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại trường học và công sở

Các nhà khoa học Anh đã phát triển một thiết bị có thể cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại trường học và công sở bằng cách đo nồng độ CO2 trong không khí.

Đăng ngày: 19/02/2022
Robot lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 giá 20 triệu đồng của học sinh lớp 9

Robot lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 giá 20 triệu đồng của học sinh lớp 9

Hai nam sinh ở Quảng Trị mày mò chế tạo thành công robot lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tự động với chi phí khoảng 20 triệu đồng.

Đăng ngày: 19/02/2022
Top 5 biến chứng tim mạch hậu Covid-19

Top 5 biến chứng tim mạch hậu Covid-19

nCoV tấn công vào cơ thể có thể gây tổn thương cơ tim cấp tính và mạn tính, dẫn đến nhiều đi chứng tim mạch sau khỏi Covid-19.

Đăng ngày: 17/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News