Biến thể BA.2 đe dọa hiệu quả nhiều “vũ khí” chống Covid-19

Chuyên gia Kei Sato của Nhật Bản lưu ý, không nên xem BA.2 là một nhánh của Omicron và biến thể này cần được giám sát chặt chẽ hơn.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, virus BA.2biến thể phụ của Omicron, không chỉ lây lan nhanh hơn so với biến thể ban đầu mà còn có khả năng gây bệnh nặng hơn và làm giảm hiệu quả một số “vũ khí chính” mà chúng ta sử dụng để chống lại Covid-19.

Biến thể BA.2 đe dọa hiệu quả nhiều “vũ khí” chống Covid-19
 Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện nhiều dấu hiệu đáng lo ngại về biến thể BA.2. (Ảnh: AFP)

Những phát hiện đáng lo ngại

Những nghiên cứu mới trong phòng thí nghiệm tại Nhật Bản cho thấy, BA.2 có những đặc tính khiến nó có khả năng gây ra các triệu chứng mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn những biến thể cũ, chẳng hạn như Delta. Giống như Omicron, nó dường như tránh được khả năng miễn dịch do việc tiêm vaccine tạo ra. BA.2 cũng kháng lại một số phương pháp điều trị, trong đó có thuốc sotrovimab – thuộc nhóm kháng thể đơn dòng hiện đang được sử dụng để chống Omicron.

Những phát hiện mới này được đăng tải trên cổng khoa học dữ liệu mở bioRxiv ngày 16/2. Tiến sĩ Daniel Rhoads, trưởng bộ phận vi sinh tại Phòng khám Cleveland ở Ohio (Mỹ), cho biết: “Theo nghiên cứu, có thể thấy BA.2 là virus "tồi tệ" hơn BA.1 vì có khả năng lây truyền dễ hơn và gây bệnh nặng hơn. Ông Rhoads là người đã xem xét báo cáo trên bioRxiv nhưng không tham gia vào quá trình nghiên cứu".

So với chủng virus SAR-CoV-2 gây bệnh Covid-19 xuất hiện ban đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc, BA.2 có nhiều đột biến hơn. Nó cũng có hàng chục biến đổi trên gen, khác với chủng Omicron ban đầu, và cũng khác biệt so với nhiều biến thể khác như Alpha, Beta, Gamma và Delta.

Biến thể BA.2 đe dọa hiệu quả nhiều “vũ khí” chống Covid-19
Người dân đeo khẩu trang phòng ngừa Covid-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 9/2. (Ảnh: Reuters)

Chuyên gia Kei Sato tại Đại học Tokyo, người thực hiện nghiên cứu lưu ý, những phát hiện nói trên cho thấy, không nên xem BA.2 là một nhánh của Omicron và biến thể này cần được giám sát chặt chẽ hơn.

Phát biểu với CNN, ông Kei Sato nói: BA.2 được gọi là “Omicron tàng hình”. Đó là bởi vì nó không dễ phát hiện khi làm xét nghiệm PCR. Nếu như Omicron có thể phát hiện bằng PCR do thiếu gen S, thì BA.2 lại không có đặc tính di truyền này. Do đó, các phòng thí nghiệm cần phải giải trình tự gen để tìm ra nó”.

“Xây dựng một phương pháp để phát hiện BA.2 sẽ là điều đầu tiên mà nhiều quốc gia cần lầm", chuyên gia này nhân mạnh.

Deborah Fuller, một nhà virus học tại Đại học Y khoa Washington cho rằng: "Có thể chúng ta sẽ cần một ký tự Hy Lạp mới", ý nói việc các biến chủng mới thường được đặt dựa trên bảng chữ cái Hy Lạp. Nhiều dữ liệu cho thấy, BA.2 có khả năng lây lan cao hơn Omicron khoảng 30 đến 50%. Nó đã được phát hiện tại 74 quốc gia và 47 tiểu bang của Mỹ.

Vẫn có tín hiệu lạc quan

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ ước tính, khoảng 4% dân số nước này đã bị nhiễm BA.2. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), BA.2 đã trở thành biến thể vượt trội tại 10 quốc gia: Bangladesh, Brunei, Trung Quốc, Đan Mạch, Guam, Ấn Độ, Montenegro, Nepal, Pakistan và Philippines.

Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng khác nhau về mức độ nghiêm trọng của BA.2. Tỷ lệ nhập viện tiếp tục giảm ở những quốc gia mà BA.2 đã hoành hành chẳng hạn như, Nam Phi và Anh. Nhưng ở Đan Mạch, nơi BA.2 đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Covid-19, số ca nhập viện và tử vong tăng lên từng ngày, WHO cho biết.

Nghiên cứu cho thấy, BA.2 có thể tự sao chép trong tế bào nhanh hơn BA.1 (phiên bản gốc của Omicron). Nó cũng khiến các tế bào kết dính với nhau dễ hơn, để tạo ra một khối tế bào lớn, gọi là hợp bào. Điều này thực sự đáng lo ngại vì những hợp bào này sau đó sẽ trở thành các “nhà máy” để tạo ra nhiều bản sao của virus. Delta cũng có khả năng tạo ra hợp bào hiệu quả và nhiều người cho rằng đây có thể là lý do khiến nó dễ tàn phá phổi.

Khi các nhà nghiên cứu cấy BA.1 và BA.2 lên chuột hamster, những con bị nhiễm BA.2 sẽ có triệu chứng nặng hơn và chức năng phổi kém hơn. Trong các mẫu bệnh, phổi của chuột nhiễm BA.2 bị tổn thương nhiều hơn so với chuột nhiễm BA.1.

Tương tự như phiên bản gốc Omicron, BA2 có khả năng phá vỡ kháng thể trong máu của những người đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Nó cũng có khả năng chống lại kháng thể của những người từng bị mắc Covid-19, do nhiễm biến thể Alpha và Delta. Đáng lo ngại hơn, BA.2 gần như hoàn toàn kháng lại một số phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

Tuy vậy, vẫn có một số thông tin lạc quan: Kháng thể trong máu của những người từng nhiễm Omicron thời gian gần đây có thể cung cấp sự bảo vệ trước BA.2, đặc biệt nếu họ đã được tiêm vaccine. Chuyên gia Fuller cho rằng, BA.2 dù dễ lây lan và dễ gây bệnh hơn BA.1 nhưng nó có thể không tạo ra một làn sóng Covid-19 nghiêm trọng hơn.

“Một trong những điều chúng tôi phải suy nghĩ trước khi nghiên cứu những biến thể mới có vẻ nguy hiểm hơn, đó là mỗi câu truyện thường có 2 mặt”. Bà cho rằng: “Hệ thống miễn dịch của chúng ta đang phát triển và điều đó sẽ đẩy lùi mọi mối đe dọa”.

Chuyên gia Fuller cho biết: “Chúng ta đang trong cuộc chạy đua chống lại virus, vì thế câu hỏi quan trọng là bên nào sẽ dẫn đầu? Điều cuối cùng chúng ta muốn thực hiện là giúp vật chủ đi trước virus. Nói cách khác, giúp khả năng miễn dịch của chúng ta đi trước một bước so với biến thể tiếp theo”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hãng Moderna dự kiến sớm ra mắt vaccine đặc hiệu với biến thể Omicron

Hãng Moderna dự kiến sớm ra mắt vaccine đặc hiệu với biến thể Omicron

Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ thông báo tháng 8 tới hãng có thể sẽ ra mắt loại vaccine đặc hiệu phòng ngừa biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 22/02/2022
Phát hiện 3 loại virus corona mới trên dơi có thể gây nguy hại với người

Phát hiện 3 loại virus corona mới trên dơi có thể gây nguy hại với người

Giới khoa học vừa phát hiện3 loại virus mới trên loài dơi ở phía Bắc của Lào, có bộ gen tương đồng virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang người.

Đăng ngày: 21/02/2022
Thiết bị cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại trường học và công sở

Thiết bị cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại trường học và công sở

Các nhà khoa học Anh đã phát triển một thiết bị có thể cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại trường học và công sở bằng cách đo nồng độ CO2 trong không khí.

Đăng ngày: 19/02/2022
Robot lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 giá 20 triệu đồng của học sinh lớp 9

Robot lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 giá 20 triệu đồng của học sinh lớp 9

Hai nam sinh ở Quảng Trị mày mò chế tạo thành công robot lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tự động với chi phí khoảng 20 triệu đồng.

Đăng ngày: 19/02/2022
Top 5 biến chứng tim mạch hậu Covid-19

Top 5 biến chứng tim mạch hậu Covid-19

nCoV tấn công vào cơ thể có thể gây tổn thương cơ tim cấp tính và mạn tính, dẫn đến nhiều đi chứng tim mạch sau khỏi Covid-19.

Đăng ngày: 17/02/2022
Hướng dẫn cách điều trị F0 là trẻ em tại nhà

Hướng dẫn cách điều trị F0 là trẻ em tại nhà

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng cao, trong đó có trẻ em.

Đăng ngày: 17/02/2022
Lây nhiễm Covid-19 bị hạn chế tối đa khi nền nhiệt từ 17 đến 24 độ C

Lây nhiễm Covid-19 bị hạn chế tối đa khi nền nhiệt từ 17 đến 24 độ C

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở những vùng có khí hậu ấm áp, đỉnh dịch Covid-19 thường xuất hiện trong mùa hè.

Đăng ngày: 15/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News