Khoa học "bó tay" với người đàn ông dương tính SARS-CoV-2 suốt 14 tháng
Một người đàn ông 56 tuổi đến từ Thổ Nhĩ Kỳ đã sống cách ly suốt 14 tháng, liên tục xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 không dưới 78 lần kể từ khi bị nhiễm vào tháng 11/2020.
Muzaffer Kayasan, người đàn ông đến từ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cách ly trong bệnh viện và nhà riêng của mình trong hơn một năm do ảnh hưởng của Covid-19, và đang tuyệt vọng tìm cách trở lại cuộc sống cũ.
Ông Muzaffer Kayasan trên giường bệnh, tự cách ly tại nhà trong 14 tháng. (Ảnh: AP).
Được biết, sau khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 vào tháng 11/2020, Kaysan đã phải nhập viện và điều trị cho đến khi bệnh của ông bớt trầm trọng hơn. Ông đã vượt qua các triệu chứng tồi tệ của Covid-19, nhưng khác với những người bình thường, virus vẫn còn lưu lại trong cơ thể của người đàn ông này.
Kết quả là mọi xét nghiệm mà Kayasan trải qua kể từ đó đều cho kết quả dương tính, buộc ông phải sống trong điều kiện cách ly, khi ở bệnh viện, khi ở nhà riêng. Các bác sĩ đã "bó tay" với trường hợp của ông Kayasan khi họ không thể làm gì hơn. Các nhà khoa học cũng đang đi tìm câu trả lời để giải thích cho trường hợp của người đàn ông đặc biệt.
Kết quả mọi xét nghiệm Covid-19 của ông luôn cho kết quả dương tính.
Được biết, người đàn ông 56 tuổi này là một bệnh nhân có tiền sử ung thư máu và bị suy giảm miễn dịch. Điều này được các bác sĩ tin rằng là lý do tại sao cơ thể ông liên tục chứa virus SARS-CoV-2 sau suốt một thời gian dài. Ông cũng đã được kê đơn thuốc để cải thiện hệ thống miễn dịch của mình, nhưng mọi thứ vẫn không thay đổi. "Đây là một quá trình dài và khó khăn", các bác sĩ nhận định.
Bị cô lập quá lâu đã hầu như phá hủy cuộc sống xã hội của Kayasan, khiến ông không thể tương tác với gia đình và bạn bè. Người đàn ông tội nghiệp chỉ được nhìn các con và cháu của mình qua cửa sổ. Chỉ có vợ và cậu con trai út sống cùng với ông, nhưng cũng rất hạn chế tiếp xúc.
Người đàn ông chỉ có thể ngắm nhìn người thân từ xa, qua cửa kính, hoặc trên điện thoại. (Ảnh: AP).
"Tôi không đi du lịch nhiều. Do bệnh tật, tôi không có nhiều khách đến thăm. Ngay cả khi có, chúng tôi vẫn nói chuyện ở khoảng cách xa nhau", ông kể lại. "Tôi đeo luôn khẩu trang. Tôi uống thuốc đúng giờ của bệnh viện. Tôi có máy chạy bộ ở nhà và thường xuyên tập thể thao. Tôi cố gắng giữ tinh thần phấn chấn. Nhưng điều đó không khiến tôi cảm thấy đỡ suy sụp".
Khi có khách, ông từ chối không cho họ vào. Khi cháu trai đến, ông cũng từ chối vì sợ lây bệnh cho cậu bé. "Suốt quá trình điều trị tôi chỉ được gặp cháu 1-2 lần, hơn 1 năm nay tôi không được chạm vào các cháu".
"Tôi không có vấn đề gì ở đây ngoài việc không thể chạm vào những người thân yêu của mình. Điều này thật khó khăn. Tôi thậm chí không thể tiêm vaccine vì tình trạng của mình", ông Kaysan trả lời truyền thông địa phương.
Ông đang cầu xin nhà chức trách tìm ra giải pháp xử lý cho trường hợp hy hữu của mình.
Theo một nghiên cứu trên gần 3.000 người mắc Covid-19 tại bang NSW của Australia, có 20% người bệnh hết hoàn toàn triệu chứng sau 10 ngày, 60% hết sau 20 ngày, 80% hết sau 30 ngày, 91% hết sau 60 ngày, 93% hết sau 90 ngày và 96% hết sau 120 ngày (đây là tỉ lệ cộng dồn). Trong đó, người càng lớn tuổi, có bệnh nền và nữ giới có xu hướng phục hồi chậm hơn.
Thời gian mắc bệnh cấp tính trung bình của bệnh Covid-19 là 4 tuần. Tuy nhiên, nếu người bệnh còn triệu chứng sau 4 tuần thì gọi là mắc Covid-19 kéo dài (long Covid-19) tức là vẫn còn trong giai đoạn bệnh. Người bệnh nếu còn triệu chứng sau 3 tháng thì gọi là hậu Covid-19 (Post Covid-19). Tuy nhiên, tên gọi và các mốc thời gian này vẫn còn có sự khác nhau giữa các quốc gia và các tổ chức.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác hội chứng hậu Covid-19 có thể kéo dài bao lâu. Với đa số một người bình thường, các triệu chứng mắc Covid-19 có thể hết sau từ vài tuần, hoặc đến khi họ xét nghiệm âm tính bằng các phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được ghi nhận bị hội chứng hậu Covid-19 kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, thậm chí lên đến 9 tháng hoặc lâu hơn.
Không rõ rằng thời gian 14 tháng liên tục xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 - chính xác là 78 lần - có tạo nên một kỷ lục nào đó hay không, nhưng Muzaffer Kayasan đã trải qua điều này và hiện đang cầu xin nhà chức trách tìm ra giải pháp xử lý cho trường hợp của mình.

Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi
F0 thể nhẹ và trung bình, không triệu chứng hoặc người đã trị khỏi hoàn toàn Covid-19, nên áp dụng bài tập phục hồi chức năng phổi. Bài tập này cũng có ích rèn luyện phổi với người không mắc Covid-19.

Chủng phụ mới BA.2 của Omicron có thể lây nhiễm gấp 1,5 lần
Các nhà khoa học đang theo dõi sự gia tăng bất thường của những trường hợp nhiễm BA.2 - chủng phụ mới, được cho là dễ lây lan hơn của biến chủng Omicron.

Bác sĩ khuyến cáo: Test nhanh Covid âm tính nhưng có dấu hiệu này thì vẫn cần cách ly
Theo bác sĩ, dù test nhanh Covid cho kết quả âm tính nhưng nếu bạn có dấu hiệu này thì vẫn nên ở nhà cách ly và đặt lịch xét nghiệm PCR.

Động vật hoang dã đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron
Hươu đuôi trắng trên đảo Staten, New York, là động vật hoang dã đầu tiên bị nhiễm biến chủng Omicron. Hiện tại, 15 tiểu bang của Mỹ phát hiện hươu nhiễm nCoV.

Cần làm gì để trẻ không mắc Covid khi đi học lại?
Phụ huynh và giáo viên hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên, khử khuẩn các vật dụng, đảm bảo giãn cách và phòng học thông thoáng.

Trung Quốc tìm ra kháng thể "trời cho" có thể vô hiệu hóa Omicron
Một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc tuyên bố đã phát triển loại kháng thể mới có thể vô hiệu hóa Omicron và các biến thể SARS-CoV-2 khác trong tương lai.
